Tăng trưởng tín dụng thấp, chi phí đầu vào tăng khiến lợi nhuận của nhiều ngân hàng suy giảm.- Các địa phương sẽ công bố 40 dự án đủ điều kiện vay vốn ưu đãi từ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.- Nhóm cổ phiếu bất động sản bứt phá, giúp VN-Index xác lập vùng đỉnh mới cho năm 2023.
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7 và 7 tháng năm 2023 diễn ra cuối tuần qua, mặc dù nhận diện còn nhiều khó khăn, thách thức, song, trên cơ sở kết quả kinh tế - xã hội tháng 7 tốt hơn so tháng 6, góp phần vào kết quả chung của 7 tháng; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh “chưa thay đổi mục tiêu về tăng trưởng”. Như vậy trong 6 tháng cuối năm, phải đạt tăng trưởng khoảng 9%. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đặt trọng tâm chỉ đạo, điều hành là “ưu tiên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao đời sống cho nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội…”. Đáng lưu ý, trong 6 nội dung chỉ đạo điều hành, Chính phủ nhấn mạnh việc “Ưu tiên cho tăng trưởng, thúc đẩy cả tổng cung, tổng cầu, 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng)” và “Rút ngắn quy trình, thủ tục xây dựng thể chế và văn bản”. Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký VCCI, Trưởng Ban pháp chế - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng bàn luận câu chuyện này.
Kinh tế có dấu hiệu chuyển biến nhưng còn nhiều thách thức.- Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong hoạt động tiêu dùng và bán lẻ.- - Quảng Bình: Tháo gỡ vướng mắc trong thi công cao tốc Bắc - Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị về tình hình Kinh tế xã hội năm nay- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim- Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen khẳng định, Việt Nam là điểm sáng về phát triển kinh tế trong thập kỷ qua- Năm học 2023- 2024, TP.HCM dự kiến tăng hơn 35.000 học sinh, ngành giáo dục thành phố gặp khó khăn về cơ sở vật chất dạy và học- Hành vi giẫm đạp và hủy hoại kinh Cô-ran của người Hồi giáo tiếp diễn tại Thụy Điển kéo theo những căng thẳng về ngoại giao- Australia ra mắt bảng điều khiển an sinh quốc gia - đo lường mức độ thịnh vượng ngoài GDP
Vượt khó khăn, xuất khẩu nông sản tăng trưởng mạnh- Gần 39.400 vụ việc vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính trên 226 tỷ đồng qua kiểm tra, phát hiện bắt giữ trong 6 tháng đầu năm- Người dân Cà Mau lo lắng vì giá tôm nguyên liệu giảm thấp- Ngoại giao khí hậu: Mỹ - Trung thể hiện trách nhiệm với cộng đồng quốc tế- ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam phục hồi nửa cuối năm- Xu hướng M&A trên thị trường BĐS chuyển biến tích cực- Lợi nhuận nhiều ngân hàng giảm trong quý II/2023
Nhìn lại một năm học triển khai chương trình, Sách giáo khoa mới ở bậc Trung học phổ thông- Công nghiệp giảm sâu: Nội lực nào hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết 29 của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 về tiếp tục đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?- Bước chuyển mới trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các quốc gia Vùng Vịnh qua chuyến công du tới Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất và Qatar của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdoğan- Hơn 700 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu tại thị trường Việt Nam được thương hiệu sản phẩm Abbott Việt Nam phát hiện thời gian qua- Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,8% trong năm nay- Hơn 5 triệu đơn vị với giá trị hơn 1.780 tỷ đồng được giao dịch trong ngày khai trương sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Hà Nội
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có khá nhiều yếu tố bất định, Việt Nam đã thận trọng trong dự báo, đánh giá các diễn biến lớn, bất thường. Mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay của Việt Nam trở nên khá khó khăn trong bối cảnh những tác động từ thế giới còn khó lường và khu vực sản xuất trong nước còn chưa hoàn toàn hồi phục. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để thực hiện tốt hơn nữa các kết quả trong thời gian tới, cần rà soát, làm rõ nguyên nhân, từ đó triển khai quyết liệt các giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Kết thúc nửa chặng đường năm 2023, Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP 3,72%, thấp so với kỳ vọng, mục tiêu đề ra. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm nay từ 6-6,5% thì 2 quý còn lại sẽ phải đạt mức tăng 8-9%. Mặc dù tăng trưởng quý 2 cao hơn quý 1 và đã xuất hiện những điểm sáng trên cả bình diện trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, theo dự báo là sẽ còn rất nhiều khó khăn, thách thức để đạt được các tiêu tăng trưởng đã đề ra, nếu không có những giải pháp mạnh mẽ và quyết liệt hơn trong thời gian tới. - Diễn đàn chủ nhật hôm nay sẽ bàn về chủ đề này. Khách mời tham gia bàn luận là Chuyên gia kinh tế-Tiến sỹ Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam và bà Trịnh Thị Ngân,Trưởng Ban cố vấn, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
Thưa quý vị và các bạn! 6 tháng năm 2023 đã đi qua - một chặng đường mà đất nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới với nhiều yếu tố bất lợi. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm của nước ta tăng 3,72%. Tuy còn thấp nhưng đã cho thấy xu hướng tháng sau cao hơn tháng trước, quý II cao hơn quý I, tạo đà cho các tháng tiếp theo. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm và cả năm nay, đòi hỏi cả cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cần thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt và hiệu quả. Trong đó, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là yêu cầu cấp bách. Dòng chảy kinh tế hôm nay, chúng tôi dành toàn bộ thời lượng để phản ánh thực tế khó khăn, vướng mắc chủ yếu mà doanh nghiệp đang gặp phải và những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng trong cả năm 2023.
Để đạt con số tăng trưởng GRDP trên 11% trong cả năm 2023, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đạt mức tăng trưởng 12,3% trong nửa cuối năm… Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm được xem xét quyết nghị tại kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Ninh khai mạc sáng nay (10/7).
Đang phát
Live