Tổng cục Thống kê vừa công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 02 năm 2023. Hầu hết các ngành đều tăng trưởng, trong đó nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế với nhiều điểm sáng. Mặc dù vậy, nhiều chỉ số vĩ mô qua 2 tháng đầu năm đã bộc lộ rõ những thách thức, khó khăn của doanh nghiệp và nền kinh tế, đòi hỏi phải có những chính sách kịp thời để đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, giúp kinh tế tăng trưởng gắn với ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Chuyên gia kinh tế - PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cùng bàn luận nội dung này.
Tăng cường hợp tác quốc tế thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam.- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
Tuyển sinh đại học 2023: Nhiều kỳ thi riêng, cần cân bằng giữa chất lượng và quyền lợi- Hà Nội: phát hiện kho chứa bình khí N2O (bóng cười) các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ lớn nhất từ năm ngoái đến nay- Nỗ lực của Nga nhằm phá thế thế cô lập của phương Tây- Tăng trưởng tín dụng bất động sản trên địa bàn TP.HCM cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của thành phố- Hải Phòng: Phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước- Hậu Giang với nỗi lo trồng mía bán chục
"Tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng đảm bảo các cân đối lớn là mục tiêu chúng ta phải thực hiện bằng được” - đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ Tháng 01/2023 ngày 02/02/2023. Thông điệp này tiếp tục được Thủ tướng nhấn mạnh tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023 của Bộ Công Thương ngày 03/02 vừa qua. "Bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát - nhìn từ các chỉ đạo điều hành của Chính phủ” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật tuần này, với sự tham gia bàn luận của hai chuyên gia kinh tế - tài chính: PGS.TS Ngô Trí Long và PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp tại Học viện Tài chính:
Tình hình thế giới và trong nước được dự báo tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức, tác động nhiều chiều tới hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại - những lĩnh vực Bộ Công Thương quản lý. Trong khi 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa rất quan trọng, tạo nền tảng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025, Bộ Công Thương xây dựng tới 9 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam- Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023- Chuyên gia Australia đánh giá, kinh tế Việt Nam đang phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ sau đại dịch- Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi khẩn trương xử lý 8.000 lít dầu tràn từ tàu hàng gặp nạn ở vùng biển Sa Huỳnh- Một ngày sau khi chính quyền quân sự Myanmar tuyên bố gia hạn 6 tháng tình trạng khẩn cấp, Hội đồng Hành chính Nhà nước Myanmar đã ban bố thiết quân luật tại 37 thị trấn thuộc 4 khu vực và 4 bang- Diễn biến vụ bê bối liên quan đến tài liệu mật của lãnh đạo Mỹ tiếp tục phức tạp khi Cơ quan điều tra liên bang Mỹ FBI sẽ tổ chức khám nhà và văn phòng của cựu Phó Tổng thống Mai Pens
Tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu là 1 trong những mục tiêu trọng tâm của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2020 - 2025. Để thực hiện mục tiêu này, Lạng Sơn đã xây dựng những giải pháp đồng bộ từ quy hoạch đến cơ sở hạ tầng.
Dữ liệu tích cực từ các nền kinh tế châu Âu và quyết định của Chính phủ Trung Quốc chấm dứt chính sách “Không COVID” (ZERO COVID) làm tăng hi vọng thế giới có thể tránh được suy thoái. Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cảnh báo những yếu tố rủi ro, trong đó có sự chậm lại của nền kinh tế Mỹ, nguy cơ lạm phát hiện hữu và cuộc xung đột tiếp diễn tại Ukraine.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 23 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tại phiên họp này, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, tiêu cực bổ sung vụ án “Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Môi giới hối lộ; Giả mạo trong công tác” xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và một số Trung tâm Đăng kiểm vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, xử lý- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến “Tiếng nói phương Nam”- Chủ trì hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam – Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone nhất trí nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư thành một trụ cột trong quan hệ song phương, tương xứng với tiềm năng và tầm vóc của tình hữu nghị vĩ đại và đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, vì lợi ích thiết thực của nhân dân và doanh nghiệp hai nước- Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay từ 6,47 đến 6,83%- Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh và Trường Quân sự Quân khu 7 họp báo thông tin về clip nữ sinh đi học quân sự gây xôn xao dư luận- Nga và Rumani ghi nhận những ca đầu tiên nhiễm dòng phụ XBB.1.5 đầu tiên của Omicron, số ca mắc tăng nhanh Tổ chức Y tế Thế giới cân nhắc khả năng duy trì tình trạng khẩn cấp toàn cầu về đại dịch Covid-19
Cần tăng cường đổi mới, sáng tạo nhằm cải thiện chất lượng tăng trưởng, đây là chủ đề được tập trung thảo luận tại hội thảo công bố Báo cáo “Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng 2023” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tổ chức sáng nay tại Hà Nội. Báo cáo được thực hiện với sự hỗ trợ từ Chính phủ Đức thông qua Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô và Tăng trưởng xanh do Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ điều phối.
Đang phát
Live