Liên quan đến việc Campuchia rút khỏi cơ chế hợp tác Tam giác phát triển, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định mối quan hệ Việt Nam – Lào – Campuchia là tài sản quý báu của 3 dân tộc và các giá trị hợp tác giữa 3 nước đang tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của mỗi nước cũng như cả khu vực.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao là đơn vị chủ trì xây dựng và đang lấy ý kiến góp ý rộng rãi các cấp, các ngành đối với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số để trình Quốc hội xem xét và thông qua vào kỳ họp sắp tới. Dự thảo luật này có nhiều điểm nổi bật về quản lý, hành lang pháp lý, phát triển công nghệ số, trong đó tài sản số lần đầu tiên được định nghĩa tại Điều 8 của dự thảo luật. Theo đó, dự thảo luật khẳng định: "Tài sản số là sản phẩm công nghệ số được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực quyền sở hữu bằng công nghệ chuỗi khối mà con người có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan".
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 7, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025. Nội dung Luật có nhiều điểm mới tích cực, được đánh giá sẽ góp phần nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp trong hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản; tăng cường trách nhiệm của người có tài sản đấu giá, đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật có liên quan.
Là một nhà lý luận có trí tuệ mẫn tiệp, đầy bản lĩnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là sự hiện thân của hoà bình và tiến bộ, cùng với đất nước Việt Nam góp phần xây dựng một thế giới tiến bộ, văn minh và đạo đức. PGS.TS Vũ Minh Khương – Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu – Đại học Quốc gia Singapore chia sẻ: Cuộc đời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương, là bài học để xây dựng lòng tin, quyết thắng, cũng như niềm tin vào tương lai phát triển bền vững đất nước; tiếp tục xây dựng đội ngũ thế hệ trẻ, những nhà lãnh đạo tương lai có tâm với đất nước, có tầm về trí tuệ.
Tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, thông đồng, dìm giá, nâng giá trong các phiên đấu giá diễn ra khá phổ biến và công khai, trong nhiều trường hợp, gây tác động lớn đến kinh tế, xã hội. Trong khi đó, đấu giá tài sản có giá trị lớn, khó định giá như: quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng… hiện đang có những bất cập, chưa được quy định chặt chẽ. Để khắc phục thực trạng này, Luật đấu giá tài sản sửa đổi vừa được Quốc hội khoá 15 thông qua tại kỳ họp thứ 7. Chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay đề cập nội dung này qua trao đổi của phóng viên Đài TNVN với ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp:
Hôm nay (03/07), tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước tổ chức Hội thảo với chủ đề “Kiểm toán nhà nước - 30 năm xây dựng và phát triển”. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đến dự và phát biểu tại Hội thảo. 30 năm qua, Kiểm toán nhà nước luôn vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giữ vững giá trị cốt lõi của mình và khẳng định vị thế, vai trò vì một nền tài chính quốc gia minh bạch, bền vững.
Trong hai ngày 26, 27/6, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường tổ chức hội nghị "bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất". Khi Luật đất đai, Luật các tổ chức tín dụng, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản được thông qua và sẽ có hiệu lực sớm, việc tiến hành đăng ký biện pháp bảo đảm cùng với kiểm tra công tác này sẽ góp phần minh bạch hoá hơn về tài sản và giao dịch trong nền kinh tế. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho biết: “Mục đích của Hội nghị lần này là muốn trang bị thêm cho cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, các Ngân hàng liên quan có một lượng kiến thức được tiếp thu thêm trong công tác đăng ký biện pháp bảo đảm. Muốn tiếp cận vốn, điều vô cùng quan trọng là phải có tài sản bảo đảm, mà muốn có được tài sản bảo đảm thì việc đăng ký quản lý tốt, làm sao làm được đúng để giao dịch được an toàn. Nếu như chúng ta làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra, ngăn chặn từ sớm tất cả những cái chưa phù hợp với quy định của pháp luật thì sẽ giúp cho các giao dịch bảo đảm, các khả năng tiếp cận vốn sẽ được an toàn”.
Chiều nay, Quốc hội thảo luận dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Quy định về các đối tượng không được đăng ký tham gia đấu giá, hành vi bị nghiêm cấm trong đấu giá tài sản và các tiêu chuẩn đấu giá viên… là nội dung được các đại biểu Quốc hội tập trung đóng góp ý kiến. Trước đó, Quốc hội biểu quyết đồng ý bổ sung nội dung phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Công an. Nội dung này được thực hiện cùng với quy trình bầu Chủ tịch nước tại phiên họp chiều 21/5 và sáng 22/5.
Từ tháng 10/2023 đến hết tháng 3/2024, kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là hơn 10.000 tỷ đồng trong 1.177 vụ việc. Đây là thông tin tại cuộc Họp báo thường kỳ Quý I/2024 do Bộ tư pháp tổ chức chiều nay (12/4).
Ban thường vụ Thành uỷ đã có Nghị quyết nhằm tạo điều kiện để Cảng Đà Nẵng được tham gia vào dự án cảng Liên Chiểu. Vậy để cảng Đà Nẵng tham gia xây dựng Cảng Liên Chiểu cần có sự chuẩn bị như thế nào?. PV Thanh Hà, thường trú khu vực miền Trung phân tích:
Đang phát
Live