Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn đã làm thủ tục thông quan cho hơn 1.600 lô hàng sầu riêng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, tương đương gần 60.000 tấn. Trong đó, chỉ riêng tháng 5/2023, sản lượng sầu riêng xuất khẩu qua Cửa khẩu này đạt trên 17,5 nghìn tấn.
Diện tích sầu riêng ở Tây Nguyên bùng nổ đang làm thay đổi cơ cấu nông nghiệp ở khu vực theo hướng chưa từng xảy ra trước đây. Ở hướng tích cực, việc gia tăng sầu riêng đang giúp mục tiêu giảm diện tích cà phê trở thành hiện thực. Ở phương diện nguy cơ, việc trồng sầu riêng ồ ạt làm tăng rủi ro đổ vỡ khi thị trường biến động bất lợi. Một điều khiến ngành sầu riêng không thể không quan tâm, đó là việc ồ ạt mở rộng diện tích cũng đang xảy ra ở nhiều vùng miền, nhiều quốc gia Đông Nam Á. Thậm chí Trung Quốc, một quốc gia có mùa đông lạnh cũng nỗ lực lớn để phát triển loại trái cây nhiệt đới đầy quyến rũ này. Câu chuyện "biết người biết ta" càng trở nên quan trọng để sầu riêng có thể trở thành ngành hàng tỷ đô mới của Tây Nguyên
- Tăng cường các giải pháp chống khai thác IUU - Để Phát triển bền vững cây ăn quả đặc sản vùng Tây Nguyên. - Nông thôn mới Vĩnh Phúc - nâng cao chất lượng công trình thủy lợi.
Phát triển cây sầu riêng đang được hầu hết nhà nông ở các tỉnh Tây Nguyên quan tâm vì doanh thu tiền tỷ từ loại cây này, cao gấp nhiều lần các loại cây công nghiệp truyền thống. 40 nghìn héc ta sầu riêng mọc lên đã lấn át cà phê ở những sản xuất quan trọng nhất. Đồng thời rất nhiều sầu riêng nữa vẫn tiếp tục được trồng xuống, với niềm tin cánh cửa xuất khẩu chính ngạch vừa được mở ra, sẽ tiêu thụ được tất cả. Nhưng thực tế cho thấy, sau hơn chục năm phát triển, rất nhiều nông dân sầu riêng vẫn yếu về kỹ thuật chăm sóc; các nghiên cứu về quy trình trồng còn nhiều thiếu sót và tổ chức ngành hàng còn rất thiếu đồng bộ. Những bất cập này nếu không sớm được khắc phục, sẽ gây lực cản và tạo nhiều rủi ro trong thời gian tới. Đây cũng là nội dung kỳ 2 của loạt bài “Bùng nổ sầu riêng ở Tây Nguyên-rủi ro và vận hội”, do phóng viên Đình Tuấn, thường trú khu vực Tây Nguyên thực hiện.
Ở các tỉnh Tây Nguyên, diện tích sầu riêng đang tăng phi mã khiến cho các con số thống kê cũng không theo kịp. Khác với tình trạng đua trồng cà phê, cao su, hồ tiêu trước đây, khiến hàng vạn nhà nông và nhiều doanh nghiệp điêu đứng, sầu riêng Tây Nguyên đã có “bảo chứng” bằng những mô hình thành công suốt 20 năm qua, cùng những ưu thế lớn do đất đai, khí hậu phù hợp. Khác biệt nữa là sầu riêng Tây Nguyên hòa hợp tốt với cà phê khi trồng trên cùng diện tích, giúp nông dân có thể “đi bằng cả hai chân”, qua đó giảm thiểu rủi ro từ biến động của thị trường. Mặt khác, phát triển sầu riêng như Tây Nguyên hiện tại cũng tiềm ẩn những hệ lụy khó lường, khi nông dân bỏ hẳn cà phê để theo đuổi sầu riêng; rất nhiều nông dân còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm nhưng vẫn đầu tư lớn vào loại cây đòi hỏi chế độ chăm sóc khắt khe; tổ chức ngành hàng sầu riêng còn thiếu đồng bộ. Về vấn đề này, phóng viên Đình Tuấn, thường trú khu vực Tây Nguyên có loạt bài “Bùng nổ sầu riêng ở Tây Nguyên-Rủi ro và vận hội”, đề cập vị thế đặc biệt của sầu riêng đối với nông nghiệp Tây Nguyên cùng những rủi ro hiện hữu do cách phát triển không tính đường lui. Chương trình hôm nay mời quý vị nghe bài 1: “Sầu riêng kinh tế đe dọa cà phê bền vững”, đề cập thực trạng cây cà phê dần bật bãi khỏi những vùng trồng xen bền vững, biến thành những vùng độc canh sầu riêng.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có 22.500 ha sầu riêng, trong đó sẽ có trên 15.000 ha niên vụ 2023 – 2024 này cho thu hoạch. Khác với mọi năm, năm nay thời tiết diễn biến bất thường đang khiến nhiều vườn sầu riêng bị rụng hoa hàng loạt, nguy cơ đối diện với mùa vụ thất thu.
Sầu riêng tươi Đông Nam Á đang rất được ưa chuộng tại Trung Quốc. Hiện đã có Thái Lan, Việt Nam và Philippines được cấp phép xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường tỷ dân. Tuy nhiên, cuộc đua sầu riêng đang thêm phần khốc liệt khi những người nông dân ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc sắp thu hoạch vụ sầu riêng đầu tiên vào tháng 6 tới.
Từ khi trái sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, mức giá trong nước tăng cao, nhiều nông dân ở tỉnh Lâm Đồng đã chặt bỏ các loại cây trồng khác chuyển sang trồng loại cây này khiến diện tích tăng mạnh. Lo ngại mất cân đối về thị trường, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng phát đi cảnh báo, khuyến cáo nông dân không nên tự phát mở rộng diện tích sầu riêng.
Không như một số loại nông sản mà Việt Nam từng chiếm lợi thế, trái sầu riêng Việt Nam chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ quốc gia láng giềng Thái Lan, nơi đã khẳng định được thương hiệu cho loại trái cây này. Việc Trung Quốc đồng ý nhập khẩu sầu riêng đồng nghĩa trái sầu riêng Việt Nam đang có chỗ đứng. Thế nhưng, việc ồ ạt trồng sầu riêng không chỉ gây tình trạng "cung vượt cầu" mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, từ đó nguy cơ cao mất đi thị trường xuất khẩu. Giải pháp nào để bảo vệ thương hiệu, tối ưu hóa lợi thế sầu riêng Việt?
Hiện nay, do nhận thấy sầu riêng cho giá trị kinh tế cao, cũng như có thị trường xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc nên nông dân ở các tỉnh, thành, trong đó có khu vực Đông Nam bộ đã ồ ạt trồng sầu riêng. Việc tự phát chuyển đổi cây trồng có nguy cơ khiến cung vượt cầu trong những năm tới, mặt khác còn tác động đến phát triển kinh tế nông nghiệp khi quy hoạch bị phá vỡ. Đó là bài toán mà các ngành, các cấp cần phải có lời giải nhằm định hướng cho sự phát triển lâu dài, bền vững cho cây sầu riêng, tránh đi vào "vết xe đổ" như một số loại nông sản khác.
Đang phát
Live