Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2024, với lợi thế hiện có sầu riêng Việt Nam đang được chú trọng nâng chất lượng để tiếp tục khẳng định vị thế xuất khẩu và tham gia vào ngành hàng xuất khẩu tỷ USD.
Sau tết cổ truyền trái sầu riêng tại địa bàn tỉnh Tiền Giang giá mức kỉ lục nhưng lại khan hàng. các doanh nghiệp đến tận vườn để thu mua trái cây này.
Đồng Nai là tỉnh đứng thứ 4 trong cả nước về diện tích trồng sầu riêng với gần 11.350 ha. Cây sầu riêng đã giúp nhiều nông dân ở Đồng Nai thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Năm nay, khi Đồng Nai trở thành địa phương được chọn làm điểm trong thực hiện Nghị định thư ký giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông và Tổng cục Hải quan Trung Quốc về xuất khẩu sầu riêng chính ngạch, có mã vùng trồng thì đầu ra trái sầu riêng Đồng Nai càng trở nên ổn định. Trái sầu riêng đã đem lại nguồn thu bạc tỷ cho nông dân vùng đất đỏ bazan này.
Vụ sầu riêng cận Tết cổ truyền, nhà vườn tỉnh Tiền Giang bán được mức giá kỉ lục. Người trồng loại trái cây này rất phấn khởi, chuẩn bị đón Tết sung túc.
Nhờ đẩy mạnh việc xin cấp mã vùng trồng, năm 2023, sản lượng sầu riêng xuất khẩu của Đồng Nai đã đạt hơn 47.500 tấn, gấp đôi so với kế hoạch đề ra.
Hiện nay, nhiều nhà vườn trồng cây sầu riêng ở tỉnh Tiền Giang bước vào thu hoạch trái nghịch vụ. Ở thời điểm này giá trái sầu riêng đạt mức kỉ lục, nhà vườn có lãi cao.
Hiện người trồng sầu riêng ở Đắk Lắk đang bước vào những ngày cuối cùng thu hoạch niên vụ 2022 – 2023 này. Theo đánh giá của Hiệp hội Sầu Riêng tỉnh Đắk Lắk, sầu riêng năm nay ở tỉnh được mùa, giá bán cao, người trồng lãi lớn
Theo Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Đắk Lắk, thời gian gần đây, không ít lô hàng nông sản, trong đó có sầu riêng bị nước nhập khẩu trả về do vi phạm kiểm dịch thực vật. Điều này đã gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến uy tín của nông sản Việt Nam, đồng thời cũng đặt ra các thách thức lớn trong quản lý mã số vùng trồng.
Sau khi được Trung Quốc chính thức chấp thuận nhập khẩu chính ngạch, ngành hàng sầu riêng Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ. Ước đến cuối năm, kim ngạch xuất khẩu trái sầu riêng sẽ đạt khoảng 2 tỉ USD, tăng hơn 3,5 lần so năm trước. Sầu riêng là điểm sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu nông sản cả nước từ đầu năm đến nay Tuy nhiên, hiện tượng tranh mua, tranh bán, loạn giá, bẻ cọc, bỏ hợp đồng, phá vỡ chuỗi liên kết… đang diễn ra tại các vùng trồng sầu riêng, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên. Từ đó dẫn đến vi phạm các quy định về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, an toàn thực phẩm cũng như tiêu chuẩn xuất khẩu. Lâu dài là nguy cơ suy giảm uy tín, chất lượng, thương hiệu sản phẩm sầu riêng Việt Nam trên thị trường thế giới. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần quy chuẩn và tiêu chuẩn quốc gia cho trái sầu riêng Việt Nam.
Thời điểm này người trồng sầu riêng ở Đắk Lắk đang bước vào cao điểm thu hoạch. Mỗi ngày có hàng trăm xe container hạng nặng và nhiều loại xe tải, công nông, xe máy thồ, ba gác… vận chuyển sầu riêng lưu thông trên các tuyến đường đi tiêu thụ. Lực lượng chức năng đang đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát, nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Đang phát
Live