Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thiện chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 và chiến lược khôi phục và phát triển kinh tế, ban hành ngay trong tháng 10 này.- Bình luận: Đoàn kết, linh hoạt – nhân lên sức mạnh vượt qua đại dịch.- Bộ Công an tích hợp thẻ xanh COVID-19 trên căn cước công dân. Đã có 45 triệu căn cước công dân gắn chíp được cấp cho người dân.- Thành phố Hồ Chí Minh cho phép người dân sử dụng phương tiện cá nhân di chuyển đến các tỉnh lân cận từ ngày mai (4/10).- Mỹ, Pháp tìm cách khôi phục lòng tin và xây dựng lại các mối quan hệ ngoại giao.- Thủ tướng Anh khẳng định, tình trạng khủng hoảng nhiên liệu ở nước này là do nhu cầu tăng.
Chiều nay 15/9, tiếp tục chuỗi hội nghị với 3 miền Bắc, Trung, Nam, Bộ Kế hoạch đầu tư Hội nghị trực tuyến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 Vùng Đông nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, để triển khai thực hiện Chỉ thị số 20 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. PV Xuân Lan đưa tin:
Tại phiên họp thường kỳ tháng 8 của Chính phủ được tổ chức đầu tuần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu phải “nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, xây dựng kế hoạch, kịch bản phục hồi và thúc đẩy kinh tế trong điều kiện mới”. Làm gì để thích ứng với những điều kiện mới, để chống dịch thực sự là câu chuyện an dân, là cơ sở cho các giải pháp phục hồi kinh tế được thực hiện, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của cuộc sống. Bình luận của nhà báo Vân Thiêng, qua sự thể hiện của PTV Kim Phượng
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 phức tạp và có diễn biến khó lường, việc huy động và thực hiện hiệu quả các nguồn lực để phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định nhằm đạt được mục tiêu kép. Với nguồn ngân sách nhà nước còn hạn chế, những vấn đề trong huy động, phân bổ, sử dụng nguồn lực đã được nhiều đại biểu Quốc hội thẳng thắn phân tích và đề xuất giải pháp. Chương trình Quốc hội với cử tri đề cập nội dung này.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19 phức tạp và có diễn biến khó lường, việc huy động và thực hiện hiệu quả các nguồn lực để phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định nhằm đạt được mục tiêu kép. Với nguồn ngân sách nhà nước hạn chế, những vấn đề trong huy động, phân bổ, sử dụng nguồn lực đã được nhiều đại biểu Quốc hội thẳng thắn phân tích và đề xuất giải pháp. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay chúng tôi đề cập nội dung này:
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, điều hành phiên họp Chính phủ chuyên đề về pháp luật tháng 8.- Chính phủ cũng vừa ra Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 7 và 7 tháng năm nay, trong đó yêu cầu nhanh chóng không chế dịch Covid-19, hỗ trợ người dân và khôi phục lại các hoạt động phát triển kinh tế.- Phát biểu khai mạc phiên họp thứ 2 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị khắc phục tình trạng khen thưởng theo kiểu “gối đầu”, “chạy danh hiệu thi đua, khen thưởng.- Hàng trăm xe nông sản tại cửa khẩu Tân Thanh bị ùn ứ do phía Trung Quốc tạm ngừng thông quan.- Hội đồng bảo an Liên hợp quốc mở phiên họp đặc biệt về Afganistan, kêu gọi thế giới đoàn kết lại để "trấn áp nguy cơ khủng bố toàn cầu ở đây" sau khi Taliban nắm quyền kiểm soát.- Các đảng phái chính trị tại Malaisia họp bàn thành lập một chính phủ mới sau khi Thủ tướng từ chức.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 15, sáng nay (25/07), các đại biểu thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, giải pháp 6 tháng cuối năm 2021; Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021-2025. Theo đánh giá của các đại biểu, mức tăng trưởng kinh tế 5,64% của cả nước trong 6 tháng đầu năm nay là một điểm sáng đáng chú ý trong bối cảnh khó khăn vì dịch Covid-19. Để giữ được mức tăng trưởng này thì kiểm soát dịch bệnh là mục tiêu cần được ưu tiên và kiên trì thực hiện.
6 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới dần phục hồi, một số quốc gia đẩy mạnh việc tiêm vắc-xin phòng dịch Covid-19 và các nước phát triển dần mở cửa trở lại. Thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi, giá cả hàng hóa thế giới có xu hướng tăng, lạm phát, rủi ro tài chính gia tăng ở một số nền kinh tế lớn, ảnh hưởng đến đầu tư, sản xuất và xuất nhập khẩu. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt và chủ động của Chính phủ và các địa phương, kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định, sản xuất kinh doanh những tháng đầu năm đạt kết quả khá, tăng trưởng GDP đạt 5,64% là con số đáng mừng. Tuy nhiên, làn sóng dịch Covid-19 thứ tư bùng phát từ cuối tháng Tư, đặc biệt tại các tỉnh kinh tế trọng điểm và hiện vẫn diễn biến phức tạp đã đặt ra không ít thách thức trong công tác quản lý, điều hành để phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội trong những tháng cuối năm. Trước bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen, nhiệm vụ thực hiện “mục tiêu kép” là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt. Các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 được các bộ, ngành, địa phương đồng thuận thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong năm 2021 này. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật trực tiếp với chủ đề: "Quyết tâm giữ nhịp tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm". Các vị khách mời tham dự Diễn đàn: Ông Phan Đức Hiếu- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương- Bộ Kế hoạch và đầu tư và Giáo sư Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Phát triển kinh tế xanh tại các làng nghề, giúp nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nông thôn, bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa của dân tộc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Chương trình với sự tham gia của PGS.TS Nguyễn An Thịnh - Trưởng khoa Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
Dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nước ta và các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp cụ thế, thiết thực. Trong bối cảnh hiện nay, sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp cũng như mỗi người dân là rất quan trọng.
Đang phát
Live