Bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch, Chính phủ đã và đang tập trung chỉ đạo thúc đẩy tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm nhằm đẩy nhanh phát triển hạ tầng, thu hút các dự án đầu tư ngoài ngân sách; qua đó, góp phần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội “ Tinh thần phải thần tốc hơn nữa, chỉ bàn làm, không bàn lùi; vướng mắc ở đâu tháo gỡ ở đó, vướng ở cấp nào, cấp đó giải quyết”, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đã nhấn mạnh điều này tại họp phiên thứ 7 của Ban Chỉ đạo vừa diễn ra.
Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương” do Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Khánh Hòa đồng phối hợp tổ chức vào tối qua (12/8), tại Quân cảng Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Chương trình được tổ chức để nhìn lại kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên các vùng biển, đảo; đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36 ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Việc kết hợp hài hoà giữa các vấn đề về thời sự, chính luận với các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, sân khấu hoành tráng… đã góp phần tạo nên sự thành công của chương trình.
Việt Nam là quốc gia biển với tiềm năng, giá trị từ biển đem lại vô cùng to lớn. Biển đã mang lại nguồn sống, sinh kế cho hàng triệu ngư dân đánh bắt trực tiếp và lao động nghề biển gián tiếp. Tuy nhiên, từ trước đến nay, ngư dân nước ta khai thác giá trị từ biển chủ yếu từ đánh bắt mà ít chú trọng đến nuôi trồng và bảo tồn nên nguồn lợi thuỷ sản đang dần cạn kiệt. Biển đảo cũng đang đứng trước những nguy cơ do tác động của biển đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường…Vì thế phát triển kinh tế biển xanh đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Điều này cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết số 36 Hội nghị Trung ương 8 khóa XII “Về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: “không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế biển” và nhấn mạnh phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển. Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu về câu chuyện phát triển kinh tế biển xanh từ Nghị quyết 36 của Đảng qua phỏng vấn của PV Đài Tiếng nói Việt Nam với ông Lê Minh Hoan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đôn đốc việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, Nghị quyết của Quốc hội.- Hôm nay, tròn 15 năm Thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính. Quyết định là cú hích về phát triển kinh tế cho Thủ đô, là động lực phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.- Mưa lớn gây ngập úng sạt lở trên diện rộng, chia cắt giao thông, đe dọa an toàn 2 công trình thủy điện tại tỉnh Đắc Nông.- Myanmar gia hạn tình trạng khẩn cấp lần thứ 4 thêm 6 tháng.- Các nước Bắc Âu tìm cách hạ nhiệt căng thẳng với thế giới đạo Hồi sau các vụ đốt kinh Koran.- Việt Nam và Singgapore có rất nhiều cơ hội phát triển bứt phá hệ sinh thái khởi nghiệp. Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Đại sứ Singgapo nhân kỷ niệm 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao./.
Xuất khẩu gạo và bài toán đảm bảo an ninh lương thực.- Mạnh giàu từ biển quê hương: Giong buồm ra biển.- Những đảng viên người Cơ Tu ở huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam luôn đi đầu trong phát triển kinh tế và giúp nhiều đồng bào thoát nghèo.- Chuyến công du khẳng định tầm nhìn mới của Nhật Bản: Phía Nam toàn cầu.
Quy hoạch tỉnh Long An đặt mục tiêu đến năm 2030, tỉnh sẽ là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam; trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tỉnh Long An tin rằng, đây sẽ là nền tảng để thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh.
Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã xây dựng được một số hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho một số ngành nông nghiệp như chế biến thuỷ sản, bia, rượu, bao bì… và áp dụng mô hình sản xuất bền vững trong sản xuất cho một số ngành; Đồng thời, nâng cao nhận thức trong cộng đồng doanh nghiệp và người dân về việc sản xuất và tiêu dùng bền vững. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc nhằm hiện thức hoá các mục tiêu mà Chương trình đề ra trong giai đoạn 2021-2030, qua đó, góp phần đưa mục tiêu phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Nhằm khai thác, phát huy tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đang triển khai thí điểm nhiều mô hình tham quan, mua sắm, giải trí phục vụ du khách và người dân địa phương.
“Việt Nam là điểm sáng trong câu chuyện về phát triển kinh tế trong những năm qua”. Đây là khẳng định của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen trong buổi gặp mặt với báo giới hôm nay, nhân chuyến thăm tới Việt Nam. Bà Yellen cũng chia sẻ về các nỗ lực thúc đẩy hợp tác của Mỹ với Việt Nam và khu vực trong đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng và khả năng phục hồi sau khủng hoảng của thế giới.
Làm việc với Ban thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn sáng nay 16/7, Thủ tướng Chính Phủ Phủ Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh cần tập trung khai thác tối đa thế mạnh về rừng và phát triển kinh tế rừng với 3 mũi nhọn là bán chứng chỉ carbon; phát triển điện sinh khối; phát triển công nghiệp sinh phẩm từ rừng. Cùng tham gia buổi làm việc có Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Nông nghiệp Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn Hoàng Duy Chinh, cùng lãnh đạo các ban, bộ ngành trung ương và địa phương.
Đang phát
Live