VOV1 - Sự phát triển quá nhanh của lĩnh vực livestream bán hàng đang đặt ra nhiều bất cập, buộc chính phủ Trung Quốc phải có các biện pháp siết chặt quản lý.
Với thông điệp “Tự hào hàng Việt Nam” trên môi trường trực tuyến, hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024) diễn ra từ hôm nay (25-11) đến hết ngày 1-12. Đây là dịp hội tụ tinh hoa hàng Việt, trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc và khẳng định cam kết của Bộ Công Thương trong việc đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.
Thời điểm này, nhu cầu mua sắm quà tặng hay các mặt hàng trang trí Lễ Giáng sinh 2024 tại TP.HCM bắt đầu sôi động. Các cửa hàng bán lẻ ở khu Chợ Lớn - Quận 5, Quận 6 đến các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại ngập tràn sản phẩm với nhiều mẫu mã, hình thức đa dạng, nhộn nhịp kẻ bán người mua. Khách mua sắm sớm chủ yếu là nhóm các doanh nghiệp, có nhu cầu trực tiếp “mắt thấy, tay cầm” thay vì mua hàng online.
Thuốc chữa bệnh là mặt hàng đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân nên được quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, thời gian qua, tình trạng livestream, quảng cáo bán thuốc tràn lan trên mạng xã hội diễn ra rất phức tạp, gây nguy hại cho người tiêu dùng. Do đó, cần quản lý chặt chẽ đồng thời có chế tài đối với hoạt động livestream, quảng cáo, kinh doanh thuốc trên mạng xã hội? Theo quy định trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dược, cấm bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử đối với thuốc kê đơn, thuốc phải kiểm soát đặc biệt, thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ; cấm bán buôn theo phương thức thương mại điện tử đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt. Vậy làm sao để tăng cường quản lý hình thức bán hàng này một cách hiệu quả, giúp bảo vệ sức khỏe người dân? Tiến sỹ Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng vụ pháp chế Bộ Y Tế cùng bàn luận câu chuyện này.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, tình trạng gia tăng các loại tội phạm với các phương thức thủ đoạn tinh vi, gây hậu quả khó lường. Đáng nói, thời gian qua, tình trạng tội phạm lừa đảo đầu tư tài chính qua mạng trở nên phổ biến, vẫn tiếp tục có thêm nhiều nạn nhân của tội phạm này, trong khi đó hành lang kỹ thuật cũng như hành lang pháp lý còn hạn chế.
154 doanh nghiệp, tham gia tuyển dụng hơn 23 nghìn 200 chỉ tiêu việc làm, đa dạng các ngành nghề, với mức lương từ 5 đến 15 triệu đồng/người/tháng tại Phiên Giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 09 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội; Ninh Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Thái Bình, Quảng Ninh và Phú Thọ diễn ra sáng nay (18/1). Phiên Giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm các địa phương tổ chức nhằm kết nối cung-cầu lao động, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mong mỏi tìm được việc làm của người lao động. Ghi nhận của phóng viên Hà Nam.
Ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng trên môi trường mạng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng Quản lý thị trường trong năm 2024. Hoạt động này cần sự phối hợp của nhiều lực lượng chức năng, liên thông, xác minh dữ liệu để đấu tranh đối với hàng giả, hàng lậu.
Sáng nay, 28/11, Bộ Công Thương công bố chương trình tuyển chọn doanh nghiệp tiêu biểu tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam trên Alibaba.com. Buổi lễ do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với sàn thương mại điện tử Alibaba.com tổ chức. Bắt đầu từ hôm nay, chính thức mở đăng ký cho Chương trình Gian hàng Quốc gia Việt Nam trên sàn thương mại điện tử Alibaba.com - cột mốc đầu tiên của hành trình chọn lựa 100 doanh nghiệp xuất sắc để tham gia gian hàng trực tuyến này. PV Xuân Lan thông tin:
Nhân Lễ kỷ niệm 30 năm phong trào doanh nhân trẻ Việt Nam, gặp những doanh nhân trẻ tiên phong đổi mới sáng tạo - tinh thần cần có cho kinh tế đất nước giai đoạn mới.-Khởi động Tuần lễ Thương mại điện tử Quốc gia và ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2023.-Khánh Hòa liên kết Ninh Thuận để tăng sức hấp dẫndu khách
2023 là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực - đồng hạng với Philippines. Trong bối cảnh chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ từ cấp vĩ mô đến từng người dân, vị trí này được dự báo duy trì đến năm 2025. Đây là thông tin mới được các tổ chức quốc tế uy tín lĩnh vực số hoá toàn cầu gồm Google, Temasek và Bain & Company nghiên cứu - công bố, nhận được sự quan tâm của dư luận. Đáng chú ý, thương mại điện tử đóng góp tích cực nhất cho tăng trưởng kinh tế số Việt Nam, đưa Việt Nam thuộc top 5 quốc gia có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất thế giới. Đây là minh chứng cho thấy Chính phủ có cơ sở khi chủ trương thúc đẩy thương mại điện tử trở thành lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số. Điều quan trọng là trong xu hướng phát triển đó, giá trị tăng trưởng đã tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng hay chưa và đâu là vấn đề cần quan tâm trong nỗ lực khẳng định vị thế tiên phong của thương mại điên tử trong nền kinh tế số Việt Nam? Ông Lê Đức Anh – Giám đốc Trung tâm Tin học và công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công thương cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live