Online Friday 2021 và chuỗi sự kiện thương mại điện tử lớn nhất năm: Ưu đãi đến 100%.-Doanh nghiệp và nhà trường: cần tiêu chí rõ ràng để có nhân lực chất lượng.-Áp dụng sản xuất sạch hơn trong lĩnh vực chế biến thủy sản
Trước ảnh hưởng của dịch bệnh, một số trường học tại TP.HCM đã tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam bằng hình thức trực tuyến. Các em học sinh có những cách riêng để tri ân thầy cô trong ngày lễ đặc biệt này.
Để có thể duy trì tốt việc dạy - học trực tuyến trong mùa dịch là cả sự nỗ lực rất lớn của thầy và trò các bậc học trong suốt thời gian qua. Hơn ai hết, thầy cô là những người vất vả nhất. Họ vẫn đang miệt mài tự học hỏi, tự hoàn thiện những kỹ năng tương tác trong lớp học ảo, tự khắc phục những lỗi kĩ thuật trong quá trình dạy học trực tuyến vốn chưa được đào tạo kỹ lưỡng trong trường sư phạm. Đồng thời cũng có nhiều giáo viên gặp không ít khó khăn, căng thẳng khi dạy học mùa dịch. Bởi vậy, khi đối diện với những tình huống sư phạm chưa từng có tiền lệ, nhiều giáo viên đã khó kiểm soát được cảm xúc. Từ đây đặt ra câu hỏi làm sao để giáo viên vơi bớt những khó khăn, áp lực tâm lý. Khách mời là TS Tôn Quang Cường – Chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội và cô giáo Lê Thị Xuân Diễm, Giáo viên Trường Trung học phổ thông Lê Quí Đôn, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre sẽ chia sẻ về việc Dạy học online này.
Chỉ trong thời gian ngắn, công an đã triệt phá nhiều đường dây đánh bạc trực tuyến trên mạng internet với giá trị giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi đường dây, thậm chí có đường dây lên tới hơn 30.000 tỷ đồng. Vì sao nạn cờ bạc trực tuyến lại nở rộ; liệu rằng Việt Nam có đang là vùng trũng của nạn cờ bạc xuyên quốc gia và đâu là giải pháp ngăn chặn hiệu quả? Câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay chúng tôi bàn nội dung này với vị khách mời là chuyên gia Tội phạm học Đào Trung Hiếu, Bộ Công an.
Dịch bệnh COVID-19 chưa có dấu hiệu kết thúc dẫn đến việc nhiều học sinh, sinh viên nghèo rơi vào hoàn cảnh khó khăn vì thiếu thiết bị máy móc để học trực tuyến. Mới đây, Bộ Tài chính và một số bộ, ngành liên quan đã đề xuất gói hỗ trợ 3.500 tỷ để mang máy tính đến với học sinh, sinh viên nghèo là rất cần thiết giúp việc học tập được duy trì trong bối cảnh “sống cùng dịch bệnh”.
Vượt qua hơn 40 dự án trên toàn quốc, mới đây, dự án “Hệ sinh thái y khoa online” của nhóm bác sĩ trẻ và sinh viên ngành y trường Đại học Duy Tân (khu vực miền Trung) đã giành Giải nhất cuộc thi “Thanh niên kiến tạo 2021”. Dự án này giúp các nhân viên y tế và sinh viên y khoa trên toàn quốc có một hệ thống thông tin, kiến thức y khoa online phong phú, giá trị chiều sâu, phục vụ nhu cầu học tập, tham khảo khi không có điều kiện được đi thực tế. Cùng nghe BS trẻ Huỳnh Lê Thái Bão, đại diện của nhóm chia sẻ về quá trình nghiên cứu và thực hiện dự án hết sức có ý nghĩa cho cộng đồng này.
Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng- Bác sĩ trẻ phát triển 'hệ sinh thái y khoa online' giữa dịch Covid-19.
Dạy và học online: Cần trái tim nóng và cái đầu lạnh.- Người lan toả đến nhiều nhà hảo tâm cùng chung tay thu mua nông sản cho nông dân và giúp đỡ nhiều mảnh đời khó khăn.- Nhà vô địch cuộc thi Piano Quốc tế The Leeds - từ cuộc sống đến nhà vô địch.- Lớp học dạy lập trình cho trẻ em ở Uganđa
-Ca bệnh COVID-19 đầu tiên tại Đồng Nai áp dụng kỹ thuật ECMO được xuất viện- Dạy và học online: Cần trái tim nóng và cái đầu lạnh.
Những ngày qua trên cộng đồng mạng lan truyền những clip thầy giáo, cô giáo mắng sinh viên, học sinh. Và ngược lại, cũng chứng kiến những lời cãi lại thầy cô của các em học sinh, sinh viên. Tuy chỉ là những hành vi cá biệt, nhưng những sự việc xảy ra những ngày qua đã khiến cho chúng ta phải giật mình nhìn lại để có điều chỉnh phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh bắt buộc phải học online. Nhìn lại để cắt nghĩa do đâu mà các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh, sinh viên lại có những lời nói phản cảm trong chính những giờ tầm sư, học đạo như vậy? Làm thế nào để tạo bầu không khí hứng khởi cho học sinh, sinh viên trong các buổi dạy và học online? Phó giáo sư - Tiến sĩ Tâm lý học Phạm Mạnh Hà, Khoa Quản lý Giáo dục, trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội và Tiến sĩ Vụ Thị Tuyết Lan, Trưởng Bộ môn Công nghệ thông tin- Khoa giáo dục đại cương, Đại học Lao động – Xã hội bàn về nội dung này.
Đang phát
Live