Làm thế nào để tạo bầu không khí hứng khởi cho học sinh, sinh viên trong các buổi dạy và học online?- Lên núi dựng lều, bắt sóng internet học online của học sinh người Vân Kiều.- Niềm vui của người dân các quận, huyện vùng xanh ở TP.Hồ Chí Minh khi trở lại cuộc sống bình thường mới.
Ở trong bản không có sóng điện thoại, không có mạng internet, 2 chị em người đồng bào Vân Kiều ở bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình rủ nhau lên đồi dựng chòi, đón sóng 3G để học trực tuyến.
Chung sức hỗ trợ, tránh đứt gãy chuỗi tiêu thụ nông sản.- Ngoại trưởng Trung Quốc công du Đông Nam Á:Trung Quốc muốn gửi thông điệp gì đến ASEAN?- Người thương binh, doanh nhân góp phần thay đổi giống lúa chất lượng- Dạy học trong dịch: Thay đổi để thích ứng.- Công ty ở Anh dùng công nghệ trí tuệ nhân tạo phát triển các loại thuốc kháng vi rút mới.
Gần 1 tuần năm học mới triển khai thông qua hình thức học online, giáo viên và học sinh cả nước đã vấp phải sự cố đường truyền. Hệ thống học trực tuyến chập chờn, bị “treo”, ra – vào liên tục… Việc dạy và học trong những ngày đầu thực sự gặp nhiều khó khăn, ít hiệu quả. Ngay như TP.HCM còn thiếu 77.000 máy tính để học trực tuyến; nhiều tỉnh, vùng khó khăn có 50%-70% học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến; nhiều thôn bản không có mạng Internet… Trong khi đó, học sinh thuộc diện F0, F1 còn nhiều, chưa kể số giáo viên, học sinh đang ở các khu cách ly y tế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dạy và học ở một số địa phương. Giải pháp cho vấn đề này như thế nào, PGS-TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT cùng đề cập.
Sau một tuần triển khai dạy và học trực tuyến năm học mới 2021-2022 tại nhiều địa phương trong cả nước đã xuất hiện không ít khó khăn. Trong đó phổ biến là thiếu thiết bị thông minh như máy tính, điện thoại, ipad. Nhiều nơi hạ tầng internet không đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, không ít phụ huynh lo ngại chương trình học quá nặng sẽ khiến chất lượng học tập trực tuyến không đạt được kỳ vọng.
Chỉ còn vài ngày nữa học sinh cả nước sẽ bước vào năm học mới 2021-2022. Dù các địa phương đều xác định sẽ cố gắng khắc phục khó khăn do dịch COVID-19 để tổ chức dạy và học phù hợp, thế nhưng vẫn còn bộn bề những nỗi lo đối với các cơ sở giáo dục và học sinh.
Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa học sinh cả nước chính thức bước vào năm học mới. Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nên Bộ Giáo dục và đào tạo đã quyết định cho phép các địa phương triển khai dạy và học trực tuyến đại trà cho các em học sinh, trong đó dạy trực tuyến cho cả học sinh lớp 1. Nhiều phụ huynh lo việc học của con sẽ như thế nào, có thích nghi được với môi trường mới hay không và đặc biệt là học trực tuyến thì chất lượng sẽ ra sao khi các con chưa hề biết đọc, biết viết? Lo lắng của phụ huynh cũng có cơ sở bởi lớp 1 là lứa tuổi đặc biệt nhất trong các khối đầu cấp, học sinh chuyển từ mầm non lên tiểu học, làm quen với viết, đọc nên việc dạy học trực tuyến sẽ rất khó khăn cho cả thầy lẫn trò. Phụ huynh cần làm gì để đồng hành cùng con trong chặng đường học vỡ lòng qua online chưa có tiền lệ này?
Chỉ còn gần 2 tuần nữa năm học 2021-2022 sẽ bắt đầu trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và khó lường. Để chuẩn bị cho năm học mới, các đơn vị, trường học trên toàn thành phố Hà Nội đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết về chuyên môn và phòng, chống dịch Covid-19, trong đó có việc cung ứng sách giáo khoa, bảo đảm mọi học sinh có đủ sách giáo khoa trước ngày khai giảng và nhất là hướng dẫn các phụ huynh và học sinh chuẩn bị các phương tiện để đáp ứng được yêu cầu học trực tuyến.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có phương án học trực tuyến trong học kỳ I năm học 2021-2022, áp dụng cho các bậc Tiểu học, THCS, THPT. Nhiều phụ huynh tại TP.HCM đang rất lo lắng về chất lượng dạy và học, khi phương pháp học này chưa thực sự hiệu quả và đang tạo ra nhiều khó khăn, áp lực đối với học sinh đầu cấp và cuối cấp.
Thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực ít chịu tác động từ đại dịch, có thời điểm còn ngược dòng – tăng trưởng mạnh - là điểm sáng hiếm hoi của nền kinh tế. Đáng nói, tăng trưởng mạnh nội ngành không hoàn toàn tỉ lệ thuận với lợi ích của người tiêu dùng: không chỉ trà trộn hàng kém chất lượng, đưa người mua vào thế đã rồi, lãng phí tiền của, một số cá nhân-thương nhân còn lợi dụng cách thức giao thương này, thu lợi bất chính, thậm chí lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người mua. Làm thế nào để hạn chế rơi vào những cái bẫy tương tự?Mua hàng online giai đoạn dịch bệnh nên lưu ý những gì để hiệu quả tối ưu? Khách mời tư vấn cho quý vị và các bạn là ông Hà Anh Tuấn - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM)
Đang phát
Live