VOV1 - Từng là một trong số ít điểm tựa ổn định của mối quan hệ vốn đầy căng thẳng giữa hai quốc gia láng giềng này, Hiệp ước nước sông Ấn được ký kết năm 1960 giữa Ấn Độ và Pakistan đang có nguy cơ đổ vỡ hoàn toàn.
VOV1 - Hiện nay, "hóa chất vĩnh cửu" đã được tìm thấy trong hơn một nửa số thực phẩm và đồ uống dành cho con người được xét nghiệm ở Anh. Nếu không có biện pháp nào hạn chế việc sử dụng hóa chất vĩnh cửu, Vương quốc Anh sẽ phải chi tới hơn 12 tỷ USD mỗi năm để loại bỏ loại hóa chất này.
Thực hiện Quyết định số 740/QĐ-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo lịch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024-2025, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ.
Về dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp vùng Nam Trung Bộ vụ Đông Xuân, Viện Quy hoạch Thủy lợi thông tin: hiện tại, trong vùng đang sản xuất vụ Đông Xuân với tổng diện tích kế hoạch khoảng 400.000 ha. Các công trình thủy lợi có nhiệm vụ cấp nước cho khoảng 260 nghìn ha. Trong tháng 12, khu vực các tỉnh, TP từ Đà Nẵng đến Phú Yên có tổng lượng mưa từ 200÷300 mm, các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận phổ biến có tổng lượng mưa từ 30÷100 mm. Nguồn nước hiện tại cung cấp cho cây trồng nhìn chung đảm bảo.
Viện Quy hoạch Thủy lợi thông tin, vụ Đông xuân 2024-2025, các tỉnh khu vực Tây Nguyên dự kiến gieo trồng khoảng 194,2 nghìn ha cây hàng năm (gồm 91,2 nghìn ha lúa, 103 nghìn ha cây hàng năm khác), diện tích trồng cây lâu năm khoảng 900 nghìn ha. Các công trình thủy lợi trong vùng có nhiệm vụ cấp nước cho tổng diện tích khoảng 248,5 nghìn ha (82,4 nghìn ha lúa, 16,5 nghìn ha cây hàng năm khác và 149,6 nghìn ha cây lâu năm), các công trình vừa và lớn trong bản tin có nhiệm vụ cấp nước cho tổng diện tích khoảng 77,8 nghìn ha (37,5 nghìn ha lúa, 5,7 nghìn ha cây hàng năm khác và 34,6 nghìn ha cây lâu năm). Nhận định nguồn nước cơ bản đảm bảo bố trí gieo trồng theo kế hoạch.
Ngày 4/12, tình hình nước suối Một, tại phường Minh Long, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã trở lại bình thường sau khi có hiện tượng đổi màu bất thường vào ngày 3/12.
Viện Quy hoạch Thủy lợi thông tin: “Dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp” vụ mùa năm 2024: - Toàn vùng Tây Nguyên bố trí diện tích gieo trồng cây hàng năm khoảng 366,2 nghìn ha (137,8 nghìn ha lúa, 228,4 nghìn ha cây hàng năm khác), diện tích cây lâu năm khoảng 880,7 nghìn ha. Các công trình thủy lợi trong vùng có nhiệm vụ cấp nước cho tổng diện tích khoảng 232,7 nghìn ha (73,7 nghìn ha lúa, 9,9 nghìn ha cây hàng năm khác và 149,1 nghìn ha cây lâu năm), các công trình trong bản tin có nhiệm vụ cấp nước cho tổng diện tích khoảng 71,3 nghìn ha (30,5 nghìn ha lúa, 5,8 nghìn ha cây hàng năm khác, 35 nghìn ha cây lâu năm). - Tổng lượng mưa trong vụ Mùa 2024 phổ biến đạt từ 1.000÷1.700 mm. So sánh với cùng kỳ TBNN phổ biến ở mức cao hơn từ 5÷10%, các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện cơ bản đảm bảo cấp nước cho vụ Mùa 2024. - Theo kết quả tính toán khả năng cấp nước các công trình, lưu vực sông Sê San, diện tích sản xuất vụ Mùa là 8.950 ha, nhu cầu nước ở mức 15,7 triệu m3, khả năng đáp ứng nước là 100%. Tại lưu vực sông Ba, diện tích sản xuất vụ Mùa là 15.493 ha, nhu cầu nước ở mức 102,1 triệu m3, khả năng đáp ứng nước là 100%. Tại lưu vực sông Srêpốk, diện tích sản xuất vụ Mùa là 32.273 ha, nhu cầu nước ở mức 267,7 triệu m3, khả năng đáp ứng nước là 100%. Lưu vực sông Đồng Nai, diện tích sản xuất vụ Mùa là 14.573 ha, nhu cầu nước ở mức 23,8 triệu m3, khả năng đáp ứng nước là 100%. - Kết quả tính toán dự báo nguồn nước trong các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện cơ bản đảm bảo cấp nước cho vụ Mùa 2024. Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm tuyên truyền việc sử dụng nước tiết kiệm, giảm thất thoát, đảm bảo nguồn nước phục vụ tưới khu vực Tây Nguyên năm 2024.
Nguồn nước ở ĐBSCL phụ thuộc nhiều nước từ thượng nguồn sông Mê Kông nên các hoạt động khai thác phía thượng nguồn đã và đang là nguy cơ trực tiếp làm suy giảm nguồn nước chảy vào Việt Nam. Ngoài ra, vấn đề khai thác nước ngầm phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng đã làm ảnh nghiêm trọng thêm vấn đề đối với nguồn tài nguyên nước ở ĐBSCL, khiến cho mặn đến sớm, xâm nhập sâu và có xu hướng ngày càng khốc liệt, bất thường. Yêu cầu đặt ra là cần triển khai những giải pháp tổng thể, mang tính chiến lược, đồng bộ, liên vùng để giảm thiểu mặn xâm nhập vào vùng
Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng, giữa nước mặt và nước dưới đất, giữa thượng lưu và hạ lưu; Bảo đảm An ninh nguồn nước quốc gia là kim chỉ nam trong quá trình thực hiện Luật Tài nguyên nước 2023. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước 2023 và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức sáng nay (21/06) tại thành phố Hải Phòng. Phản ánh của phóng viên Quang Huy:
Nguồn nước ở ĐBSCL phụ thuộc nhiều nước từ thượng nguồn sông Mê Kông nên các hoạt động khai thác phía thượng nguồn đã và đang là nguy cơ trực tiếp làm suy giảm nguồn nước chảy vào Việt Nam. Ngoài ra, vấn đề khai thác nước ngầm phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng đã làm ảnh nghiêm trọng thêm vấn đề đối với nguồn tài nguyên nước ở ĐBSCL, khiến cho mặn đến sớm, xâm nhập sâu và có xu hướng ngày càng khốc liệt, bất thường. Vì vậy, cần triển khai những giải pháp tổng thể, mang tính chiến lược, đồng bộ, liên vùng để giảm thiểu xâm nhập mặn vào vùng.
Đang phát
Live