Phát biểu với đại diện doanh nhân và tri thức tại Đối thoại 2045 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, “Đối thoại 2045” thể hiện rõ khát khao cháy bỏng một Việt Nam hùng cường thịnh.- Tại cuộc họp về tình hình khủng hoảng ở Myanmar của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam đã kêu gọi các bên tại Myanmar kiềm chế tối đa, chấm dứt bạo lực, bảo đảm an toàn cho dân thường, tiến hành đối thoại để hướng tới một giải pháp thỏa đáng.- Biểu tình phản đối đảo chính vẫn tiếp diễn tại Myanmar.- Thủ tướng Pakistan vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm
- Singapore khánh thành nhà máy khử mặn chế độ kép đầu tiên - Không khí một chợ Tết ở quốc gia Hồi giáo Indonesia
- Quảng Bình: Tăng cường chống rét cho đàn gia súc- Nông nghiệp ĐBSCL trước những thách thức về an ninh nguồn nước- Nâng cao đời sống người dân với phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn
Sáng nay (22/12), Kiểm toán Nhà nước Việt Nam - Chủ tịch Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) nhiệm kỳ 2018-2021 đã chủ trì cuộc họp trực tuyến khởi động triển khai cuộc kiểm toán hợp tác quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công. Ông Hồ Đức Phớc- Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam cho biết: Với việc biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao cùng với hành án và các tác động tiêu cực của môi trường, ảnh hưởng dòng sông Mê Công, đặc biệt tác động đến những lưu vực xung quanh dòng sông Mê Công và những quốc gia ở hạ lưu, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam - Chủ tịch ASOSAI đã đưa ra sáng kiến kiểm toán việc quản lý nước của lưu vực dòng sông Mê Công nhằm cảnh báo và kiến nghị với các quốc gia phải có trách nhiệm đối với việc quản lý nguồn nước sông Mê Công và phục vụ phát triển bền vững.
Với cương vị Chủ tịch Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán Tối cao châu Á (ASOSAI) nhiệm kỳ 2018-2021, Kiểm toán nhà nước đã chủ trì và đề xuất thực hiện cuộc kiểm toán hợp tác “Việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mekong, gắn với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững” và thành lập Ủy ban đặc biệt nghiên cứu việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của ASOSAI
- Hội đồng giáo sư Nhà nước chính thức công bố năm nay có 339 trong tổng số 542 ứng viên được công nhận đạt chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư.- Kiểm toán Nhà nước công bố kiểm toán 5 ngân hàng thương mại trong năm tới.- Báo động tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại tỉnh Sơn La do các nhà máy chế biến cà phê trên địa bàn xả thải ra môi trường. Tình trạng diễn ra nhiều năm nhưng đến nay chính quyền địa phương vẫn chưa ngăn chặn triệt để.- Công an TpHCM và Cần Thơ ra quân trấn áp nhiều vụ đua xe trái phép.- Tỉ lệ ủng hộ nội các của Thủ tướng Nhật Bản giảm mạnh vì người dân cho rằng cách Chính phủ ứng phó dịch Covid-19 chưa hiệu quả.
- Nhà chống lũ và những giải pháp bền vững hỗ trợ người dân miền Trung “sống chung với lũ” an toàn, lâu dài.- Người dân vùng lũ cần khử khuẩn nguồn nước trước khi sử dụng theo hướng dẫn thế nào? PGS, TS Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Nghề nghiệp Sức khỏe và Môi trường sẽ giải đáp vấn đề này.- Cảnh báo nạn lừa đảo trực tuyến trên môi trường mạng Internet hiện nay.
- Đảm bảo an ninh nguồn nước vấn đề cấp thiết hiện nay.- Các phương pháp trồng ngô vụ thu đông cho hiệu quả.- Cách chăm sóc ghép cành cải tạo nhãn sau khi thu quả.- Loạt bài "Nông sản Sơn la vươn ra biển lớn", bài 1: "Tiêu thụ, xuất khẩu nông sản: 1 chủ trương, 3 lợi ích".
An ninh nguồn nước là một vấn đề vô cùng quan trọng, liên quan đến an ninh lương thực, đến phát triển bền vững và ổn định chính trị xã hội của quốc gia. Nội dung này đã được nhấn mạnh tại Hội nghị giải trình về “An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập” của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội vừa rồi. Vấn đề hợp tác chia sẻ về nguồn nước cũng một lần nữa được khẳng định tại Hội nghị cấp cao Mekong - Lan Thương lần thứ 3 giữa 5 quốc gia sông Mê kong và Trung Quốc diễn ra hôm qua với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Vấn đề an ninh nguồn nước đang được đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Bình luận của Biên tập viên Hương Lan, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Kim Phượng.
Hàng nghìn năm trước đây, bằng hình thức đào kênh tiêu thoát nước, đắp bờ giữ nước, làm phai đập, guồng, cọn, cống để lấy nước, đắp đê phòng lụt… tổ tiên ta đã đẩy lùi sình lầy, ngập lụt, úng, hạn, mở ra những vùng đất canh tác màu mỡ từ miền núi, trung du đến các vùng châu thổ rộng lớn của các dòng sông để trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra nền văn minh lúa nước sớm ở Đông Nam châu Á. Bác Hồ kính yêu tại Hội nghị công tác Thủy lợi toàn miền Bắc năm 1961 đã nói “Việt Nam ta có hai tiếng Tổ quốc, Tổ quốc là Đất nước, có đất và có nước thì mới thành Tổ quốc. Có đất lại có nước thì dân giàu nước mạnh. Nước có thể làm lợi nhưng cũng có thể làm hại, nhiều nước quá thì úng lụt, ít nước quá thì hạn hán. Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho đất với nước điều hòa với nhau để nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Đang phát
Live