Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn khẩn gửi các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa, nhà máy nước trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn về việc phối hợp vận hành các hồ chứa đảm bảo cấp nước cho hạ du. Trong khi các đơn vị chủ hồ chứa cho rằng cần có hồ dự trữ để phục vụ nước sinh hoạt chứ không thể phụ thuộc hoàn toàn vào việc vận hành các hồ chứa phía thượng nguồn.
Từ đầu năm đến nay, người dân ở nhiều xã của huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre phải thường xuyên sử dụng nguồn nước sinh hoạt nhiễm mặn. Điều gây bức xúc trong cư dân là trong khi tình hình chưa được khắc phục thì mức phí của đơn vị cung cấp nước không hề giảm.
3 xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Lâm, Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh là vùng trọng điểm nuôi tôm của tỉnh Quảng Trị với tổng diện tích khoảng 250 hécta. Đang vào vụ nuôi chính nhưng người nuôi không dám thả giống do lo ngại nguồn nước lấy từ nhánh sông Sa Lung bị ô nhiễm.
Cùng với việc ban hành quyết định quy định về giá bán điện làm cơ sở cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân ở mức 3% so với giá bán hiện hành, Bộ Công Thương chỉ đạo EVN và các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông về tiết kiệm điện nhằm đảm bảo điện mùa nắng nóng năm nay, nhất là ở khu vực miền Bắc từ tháng 5 đến tháng 8/2023.
- Bắc Ninh: Ô nhiễm sông Ngũ Huyện Khê chưa có dấu hiệu cải thiện - Nhóm các nhà khoa học Australia tìm cách tái chế pin mặt trời
Mở lối ra cho các loại xe vi phạm bị tịch thu chờ thanh lý.- Nguyên nhân dẫn tới gia tăng buôn lậu đường cát.- Làn sóng biểu tình bùng nổ tại Ixraen nhằm phản đối kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ nước này.- Tăng cường giám sát, nâng cao tính minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam
Để đảm bảo nguồn nước phục vụ gieo cấy gần 500 nghìn hecta lúa và hoa màu vụ Đông Xuân năm 2023 ở các tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thống nhất với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kế hoạch lấy nước từ các hồ thuỷ điện miền Bắc (Sơn La, Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang) theo 2 đợt, cụ thể: Đợt 1: Từ ngày 06/01 đến ngày 09/01/2023 và Đợt 2: Từ ngày 01/02 đến ngày 08/02/2023 (tổng cộng 12 ngày, dự kiến 4,9 tỷ m3 nước). “Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nước từ các hồ thuỷ điện miền Bắc cho sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2023” là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn. Vị khách mời đồng hành với chương trình là ông Nguyễn Quốc Chính, Phó Trưởng Ban kỹ thuật sản xuất, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Thời gian vừa qua, Nhà nước đã đầu tư và có nhiều giải pháp để bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước nhưng chúng ta vẫn đang đứng trước những thách thức không nhỏ, cần có tư duy, tầm nhìn và hành động đem lại hiệu quả trong bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập. Đề án Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045 cần đi liền với các giải pháp căn cơ, khả thi. Đó là ý kiến của các đại biểu tại phiên họp thứ 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Kiểm toán Nhà nước đã công bố thông tin về cuộc kiểm toán quản lý nguồn nước lưu vực sông Mekong gắn với thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững. Kiểm toán nhà nước chỉ ra, những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý tài nguyên nước kết hợp với các yếu tố biến đổi khí hậu... dẫn đến những tác động, ảnh hưởng tiêu cực tới Việt Nam, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
- ĐBSCL là vùng đất trù phú, có tiềm năng, lợi thế rất lớn về sản xuất nông sản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu và những hoạt động phía thượng nguồn cũng như nội tại đã gây ra 3 tác động cực đoan rất lớn về an ninh nguồn nước đối với khu vực này. Sự thay đổi mạnh mẽ chế độ mưa hàng năm, gia tăng triều cường vùng cửa sông và ven biển, cùng với gia tăng nhiệt độ đã tạo ra sự thiếu hụt nguồn nước mặt, sụt giảm lượng nước ngầm và tăng cường diện tích “mặn hóa” do mặn xâm nhập. Đặc biệt tình trạng này đang trong giai đoạn cao điểm khi ĐBSCL bắt đầu bước vào mùa khô. Giải pháp nào cho an ninh nguồn nước tại ĐBSCL cũng như quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước? Câu hỏi này sẽ được chúng tôi bàn luận trong chương trình Đối thoại với sự tham gia của hai vị khách mời: PGS- TS Nguyễn Mai Đăng, Trung tâm đào tạo quốc tế, Trường ĐH Thủy lợi và TS Đào Trọng Tứ - giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu. Trưởng ban điều hành mạng lưới sông ngòi VN.
Đang phát
Live