VOV1 - Hôm nay - 15/3 là ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam. Chủ đề năm nay là “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”, nhằm nâng cao ý thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bối cảnh gian lận thương mại còn phổ biến.
VOV1 - Hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3, nhiều địa phương có các hoạt động nhằm lan tỏa thông điệp “Thông tin minh bạch - tiêu dùng trách nhiệm”.
VOV1 - Thời gian qua, dù lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý nhiều vụ việc liên quan đến sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, nhưng tình trạng này vẫn tiềm ẩn những yếu tố khó lường. Vì vậy, cần có giải pháp đồng bộ để xử lý tình trạng này
VOV1 - Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2025/NĐ-CP quy định tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
VOV1 - Theo kết quả nghiên cứu của Mỹ vừa công bố, năm nay quốc gia này dự kiến sẽ có 15.000 cửa hàng bị đóng cửa, tăng gấp đôi so với năm ngoái.
Nhằm giảm thiểu những thiệt hại ngày càng gia tăng do lừa đảo, Australia đã tiến hành sửa đổi Đạo luật Chống lừa đảo trực tuyến, buộc các ngân hàng, hãng truyền thông, nền tảng mạng xã hội phải thắt chặt hơn nữa việc quản lý và ngăn chặn các nội dung lừa đảo với mức phạt lên tới 50 triệu đô-la Australia (AUD).
Hiện nay, nước ta có hơn 14 triệu cửa hàng, 9 nghìn chợ nhưng xu hướng thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau giai đoạn dịch COVID-19. Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI 2024) của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, ước tính tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 tăng trên 25% so với năm trước và đạt 25 tỉ USD. Trong đó, quy mô bán lẻ hàng hoá trực tuyến đạt 17,3 tỉ USD. Theo các chuyên gia, để thương mại điện tử phát triển bền vững, cần quan tâm đến thể chế, xử lý tranh chấp và bảo vệ người tiêu dùng.
Theo quy định, các loại hàng hóa, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, mỹ phẩm đều phải ghi thời hạn sử dụng rõ ràng. Tuy nhiên, việc vi phạm về “hạn sử dụng” sản phẩm hàng hóa còn diễn ra khá phổ biến ở nước ta trong thời gian qua. Nhằm bảo về quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, nhiều ý kiến cho rằng cần tăng chế tài xử phạt hành vi tẩy, xoá “hạn sử dụng”, biến hàng hoá “hết hạn” thành “còn hạn”sử dụng đưa ra thị trường tiêu thụ.
An toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người dân mà còn có tác động lớn tới phát triển kinh tế, thương mại, an sinh xã hội. Việc kiểm soát chất lượng, quản lý an toàn thực phẩm, minh bạch, đảm bảo truy xuất nguồn gốc thực phẩm là vấn đề trọng tâm trong hoạt động của các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp nhằm tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng, đây là những thông tin đáng chú ý tại Hội thảo Kết nối sản phẩm thực phẩm an toàn vào kênh phân phối hiện đại do Bộ Công Thương tổ chức hôm nay (17/07) tại Hà Nội.
“ Công khai người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng”. Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 55 ban hành ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, việc mua bán hàng online ngày càng trở thành xu hướng phổ biến, song những hệ lụy phát sinh cũng không nhỏ. Quy định “Công khai người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng” tại Nghị định 55 được đánh giá là một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ người tiêu dùng khi giao dịch trên không gian mạng. Vậy nhưng, vẫn còn nhiều băn khoăn về tính khả thi của quy định này.
Đang phát
Live