Đã có hơn 2200 vụ vi phạm về hàng giả, hàng nhái- lực lượng QLTT cả nước kiểm tra, phát hiện và xử lý trong khoảng 1 tháng, từ ngày 15/01 đến 14/02, thu nộp ngân sách nhà nước gần 45 tỷ đồng. Con số này cho thấy tình trạng hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại vẫn diễn ra phức tạp với phương thức, thủ đoạn tinh vi, không chỉ gây thiệt hại lớn đến lợi ích của người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Sau hơn một năm triển khai Nghị quyết số 82 của Chính phủ về công tác bảo vệ người tiêu dùng, mặc dù các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, nhưng công tác này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng số vụ vi phạm có chiều hướng gia tăng là do mức xử phạt còn thấp, chưa đủ sức răn đe.
Tối 1/12, Sở Công Thương thành phố Hà Nội đã khai mạc Triển lãm chuyên đề về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngành gốm sứ, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và Hội chợ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2021. Chuỗi sự kiện được tổ chức nhằm thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa thực hiện các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kích cầu tiêu dùng nội địa.
Từ lâu nước ta đã có nhiều văn bản chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các chính sách đó đã được pháp luật hóa bằng Luật Bảo vệ quyền người tiêu dùng, Luật cạnh tranh… và hàng chục Nghị định, Thông tư khác nhau. Vậy nhưng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn luôn là câu chuyện thời sự nóng bỏng với nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng như: bao giờ người tiêu dùng có thể yên tâm khi mua sắm, sử dụng hàng hóa dịch vụ? Bao giờ thì cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phát huy được hiệu quả thực sự? Vậy cần những giải pháp gì để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng?
- Cải thiện môi trường kinh doanh: Cần mục tiêu và nhiệm vụ thực chất. - Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ người tiêu dùng. - Ổn định lao động di cư - đảm bảo nguồn nhân lực cho tái cơ cấu kinh tế
Tiền Giang phát hiện cửa hàng kinh doanh điện thoại di động và phụ kiện có dấu hiệu hàng nhập lậu.- Hải Phòng: Cơ quan chứ năng tạm giữ số lượng lớn xe đạp điện, linh kiện phụ tùng xe đạp để xác minh nguồn gốc.- Quản lý thị trường Hà Nội thu giữ gần 14.000 lọ tinh dầu thuốc lá điện tử nhập lậu
Những ứng viên ‘nặng ký’ của giải thưởng âm nhạc danh giá Grammy.- Bảo vệ người tiêu dùng – Nhìn từ vụ triệt phá đường dây buôn lậu hàng trăm triệu lít xăng giả”
- TPHCM: Quản lý thị trường tạm giữ hàng trăm sản phẩm thời trang nghi là hàng giả.- Vĩnh Phúc: phát hiện đối tượng sản xuất khẩu trang y tế giả.- Lạng Sơn: Tăng cường kiểm soát đối với mặt hàng thịt lợn.- Sau thời gian giãn cách xã hội, nỗi lo của người tiêu dùng về thực phẩm không nguồn gốc xuất xứ.
- Không hạ chuẩn tín dụng- Ngân hàng thương mại triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp thế nào?- Gỡ khó cho các dự án BOT bằng cách nào?- Doanh nhân Trịnh Xuân Giáp - Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Thương mại G8 với phương châm kinh doanh luôn vì sức khỏe người tiêu dùng.
Đã 3 tuần trôi qua sau chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc “Giảm ngay giá thịt lợn”, 2 tuần sau cuộc họp giữa Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn; giá thịt lợn vẫn “phi mã” cho dù một loạt biện pháp quyết liệt đã được đưa ra. Có vẻ như các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, đối tượng “dẫn đầu” trong cuộc đua giá thịt lợn đang vô cảm trước mâm cơm eo hẹp của hàng triệu người dân mùa dịch và trước nền kinh tế vốn đang phải oằn mình trước tác động của dịch bệnh chưa từng thấy. Bình luận của Biên tập viên Mỹ Hà, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hồng Huệ.
Đang phát
Live