Dịch Covid-19 tác động mạnh đến quá trình dịch chuyển lao động phổ thông, lao động từ vùng dịch trở về. Tỉnh Thừa Thiên Huế đang rà soát số lượng lao động bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhất là lao động trở về từ vùng dịch. Trên cơ sở đó, căn cứ nhu cầu, tay nghề của người lao động để phối hợp với các doanh nghiệp giải quyết việc làm cho họ. Bên cạnh đó, địa phương sẽ vận dụng các cơ chế, chính sách để hỗ trợ người lao động học nghề, chuyển đổi việc làm phù hợp, bảo đảm ổn định đời sống:
Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (gọi tắt là Đề án 1956) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cách đây hơn 10 năm. Triển khai Đề án, cơ quan chức năng hy vọng bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động; chuyển hướng từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo, sang đào tạo theo nhu cầu của người lao động và thị trường; gắn đào tạo nghề với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng vùng, từng ngành, từng địa phương. Cùng gặp gỡ-trao đổi với đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, nhìn lại hoạt động này hơn 10 năm qua.
Nhằm triển khai các định hướng, giải pháp của Chính phủ về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu bền vững, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã khôi phục sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu trong giai đoạn bình thường mới, ngày 15/12 tới đây, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Diễn đàn Xúc tiến Xuất khẩu Việt Nam năm 2021 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Diễn đàn Xúc tiến Xuất khẩu Việt Nam là hoạt động thường niên do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tổ chức nhằm tạo diễn đàn trao đổi giữa cơ quan điều phối hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu; kênh đối thoại chính sách, tạo thuận lợi cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu; nhận định các cơ hội, triển vọng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu và khả năng chủ động của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu. Diễn đàn năm nay có chủ đề: “Xúc tiến xuất khẩu góp phần khôi phục và phát triển kinh tế” bao gồm 2 phiên thảo luận chính, với các nội dung: Cơ hội và thách thức của một số thị trường xuất khẩu giai đoạn sau Covid-19; Chiến lược quốc gia của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) giai đoạn 2021-2025 và định hướng phối hợp với các đối tác về lĩnh vực thương mại tại Việt Nam; Định hướng, giải pháp xúc tiến xuất khẩu góp phần khôi phục và phát triển kinh tế. Theo dự kiến Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên sẽ chủ trì Diễn đàn. Các đại biểu tham dự gồm lãnh đạo các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu; Đại diện các cơ quan Thương vụ, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài; Lãnh đạo các tổ chức thương mại quốc tế, cơ quan nghiên cứu kinh tế… Thời gian diễn ra sự kiện theo kế hoạch từ 8h30 ngày 15/12/2021 tại Trụ sở Bộ Công Thương - 23 Ngô Quyền, Hà Nội kết hợp trực tuyến trên nền tảng Zoom và livestream trên trang fanpage của Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương./.
- Thanh Hoá: Nghịch lý thiếu đất tại khu vực miền núi - Giải bài toán sử dụng đất nông, lâm trường - Nhật Bản: tái chế quần áo polyester- nỗ lực xanh hóa ngành dệt may
Tuyên truyền vận động nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông thôn, cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và tạo dựng hình ảnh người nông dân thế hệ mới có kiến thức, kỹ năng tay nghề cao và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp cần tăng cường, Trung ương Hội nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến ký kết “Chương trình phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025”.
Suy nghĩ lại về Nhựa – giải pháp kinh tế tuần hoàn cho rác thải biển.- Kỷ lục trang hoàng cây thông Noel tại Đức.- Mô hình nông trại đô thị cứu đói hơn 800 hộ dân ở Brazil.
Câu lạc bộ Tấm lòng Vàng An Khê.- Cởi bỏ tâm lý và chấp nhận kịch bản như thế nào khi học sinh đi học trở lại?- Nhóm “Nuôi em Bắc Kạn” với những “Bữa cơm nóng cùng em đến trường”.
- Nông dân là trung tâm chuyển đổi số trong nông nghiệp - Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. - Tây Giang: Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Mỗi năm, Chương trình Kết nối cung- cầu giữa TP.HCM và các tỉnh, thành tiêu thụ hàng hóa cho doanh nghiệp 4.500 tỷ đồng. Năm nay, trong tình hình dịch bệnh kéo dài, để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa cho nông dân các tỉnh, thành trong cả nước, Sở Công thương TP.HCM đã chuyển phương thức kết nối từ trực tiếp sang trực tuyến, hỗ trợ nông dân đưa hàng hóa lên website và sàn thương mại điện tử. Đáng mừng là nông dân cũng dần quen với phương thức này, sử dụng để quảng bá và tiêu thụ được nông sản.
Sáng nay 02/12, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Sơn La, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La đã phối hợp với Siêu thị Big C Thăng Long khai mạc “Tuần lễ Nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La”. Tuần lễ được kỳ vọng đưa sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Sơn La kết nối với thị trường trong nước và xuất khẩu, tạo đột phá trong tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản.
Đang phát
Live