Liên kết, tương trợ trong khâu tiêu thụ và phát triển thương hiệu để tạo bứt phá. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà lãnh đạo TP.HCM đặt ra với ngành nông nghiệp TP tại Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2023, tổ chức hôm nay (4/1).
Đắc Nông khởi công dự án điện gió với tổng mức đầu tư 1.700 tỷ đồng.- Từ năm nay, Giải thưởng âm nhạc uy tín của Việt Nam được mở rộng thành 2 hệ thống giải là: Giải Cống hiến Âm nhạc và Giải Cống hiến Thể thao với Logo và Cúp Cống hiến mới.- Bé trai rơi xuống trụ bê tông ở xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp được xác định đã tử vong.- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức cuộc họp khẩn sau chuyến thăm đền thờ An Át-sa của quan chức Israel.- Mỹ nhiều khả năng sẽ tránh được suy thoái kinh tế trong năm nay.
Vụ giải cứu em nhỏ 10 tuổi: chủ đầu tư và đơn vị thi công cần chịu trách nhiệm ra sao? Làm thế nào để nghệ thuật truyền thống “sống khoẻ” trong đời sống hiện đại.- Nông dân ở Gia Lai- những người sản xuất cà phê sạch, vừa nâng cao thu nhập, vừa mang lại những điều hạnh phúc cho cuộc sống.
Năm 2022 vừa qua, ngành Nông nghiệp gặp phải vô vàn khó khăn do ảnh hưởng lạm phát trên toàn cầu, từ xung đột Nga – Ucraina, khiến cho giá nhiều loại vật tư nông nghiệp tăng với tốc độ phi mã, gây ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề. Ngoài ra, những khó khăn còn tồn tại từ nhiều năm trước cũng góp phần gây tác động lớn đối với ngành Nông nghiệp. Tuy nhiên, với nỗ lực vượt khó của cả bộ, ngành, chính quyền địa phương và người dân, với nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản, nhiều sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao đã được xuất chính ngạch, đi các thị trường được xem là khó tính, mở rộng cánh cửa cho nông sản Việt ra thế giới. Gạo Việt lên kệ siêu thị Pháp, trái cây mở rộng thị trường sang Mỹ hay Việt Nam ký nhiều nghị định thư, nhiều hàng hóa xuất khẩu lập kỷ lục mới… Nhờ vậy, năm 2022, Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 53 tỷ USD, vượt xa mục tiêu được giao là 50 tỷ USD. Kết quả này tạo sức bật tăng trưởng giá trị xuất vượt bậc trong năm nay 2023, năm mà được nhìn nhận sẽ có rất nhiều khó khăn, thử thách lớn, để tiếp tục khẳng định vai trò Nông nghiệp là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế, đặc biệt trong khó khăn.
Với bề dầy truyền thống lịch sử văn hóa, xã Nâm Nung (huyện Krông Nô) được tỉnh Đắk Nông xác định là một điểm dừng chân trên tuyến du lịch “Trường ca của nước và lửa” thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Khi mở hướng làm du lịch cộng đồng, bà con dân tộc Mnông ở địa phương vừa có thể giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống, vừa có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống.
Giống như nhiều nước châu Á có nền nông nghiệp lúa nước, nền nông nghiệp Nhật Bản vào những năm đầu thế kỷ 20 có công nghệ canh tác còn tương đối lạc hậu, nhiều giống cây trồng được mang về từ nước ngoài. Điều đáng nói là những giống cây trồng này qua thời gian đã được Nhật Bản áp dụng công nghệ mới, dần trở thành những sản phẩm có chất lượng cao, không những đáp ứng thị trường trong nước mà còn được thị trường nước ngoài ở những phân khúc cao cấp chấp nhận và ưa chuộng. Vậy điều gì đã làm nên thành công, tạo thương hiệu đột phá cho nông sản Nhật Bản? Phóng viên Bùi Hùng - Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản sẽ đồng hành và làm rõ nội dung này!
Tiên Yên (Quảng Ninh) là huyện miền núi phía Bắc đầu tiên đạt chuẩn NTM, lại cán đích sớm trước 1 năm. Bên cạnh Tiên Yên còn có Đầm Hà, một huyện miền núi khác của Quảng Ninh cũng vừa cán đích NTM. Làm thế nào để đạt nông thôn mới nhìn từ 2 huyện miền núi.
Dịch Covid-19 bùng phát mạnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế, làm đứt gãy chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản. Nhưng với tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm, nhiều thanh niên nông thôn đã ứng dụng chuyển đổi số, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm và lợi nhuận.
Thành phố Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới. Đến nay, 382 xã của thành phố cơ bản về đích nông thôn mới. Năm 2022, thành phố xác định là giai đoạn đầu xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu.
Năm 2021 qua đi đã để lại nhiều khó khăn, thách thức đối với ngành nông nghiệp, song đại dịch COVID-19 dường như tạo nên “sức bật” cho quá trình chuyển đổi số ở nông thôn trở nên mạnh mẽ hơn. Điều này được thể hiện rõ nhất khi khoảng 10 triệu dân nông thôn bị giãn cách xã hội vì dịch bệnh, song vẫn có thể kinh doanh nông sản nhờ việc ứng dụng công nghệ. Những nỗ lực chuyển đổi số của thanh niên nông thôn cũng là một trong những cách làm góp phần thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp.
Đang phát
Live