Việc chuẩn hóa chất lượng đầu vào, giá cả của hệ thống phân phối nội địa, hệ thống bán lẻ online hiện nay chưa đồng nhất, khiến các loại nông sản an toàn, đạt chất lượng phải chật vật cạnh tranh với hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng. Từ đó dẫn đến tình trạng sau khi ký được hợp đồng, một số đơn vị cung ứng hàng hóa nông sản có dấu hiệu lơ là trong duy trì tiêu chuẩn hàng hóa. Do vậy cần thiết phải có những giải pháp để tăng năng lực kiểm soát chất lượng nông sản, thực phẩm để thị trường phát triển lành mạnh, công bằng, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng.
Ngày 18/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ tổ chức “Hội thảo tham vấn về hoàn thiện chính sách pháp luật xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam”. Phát triển thương hiệu nông sản nhằm nâng cao sự nhận biết của các nhà sản xuất, nhập khẩu, và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm nông sản của Việt Nam, tạo cơ sở để củng cố và phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường.
Bộ Chính trị điều động ông Dương Văn An, Bí thư tỉnh ủy Bình Thuận giữ chức Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2020-2025- Doanh thu bảo hiểm bán qua ngân hàng thương mại là vấn đề đáng chú ý được các đại biểu chất vấn tại phiên họp thứ 31 UBTV Quốc hội- Vietnam Airlines sẽ hỗ trợ tỉnh Sơn La vận chuyển, xuất khẩu các loại nông sản đi các nước trên thế giới- Ông Putin đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga. Tái đắc cử vang dội, ông Putin ca ngợi kết quả cuộc bầu cử là dấu hiệu của hy vọng để nước Nga trở nên vững mạnh- Triều Tiên đã bắn 3 tên lửa đạn đạo ra ngoài khơi vùng đặc quyền kinh tế Nhật Bản
Sáng nay (27/2) tại Gia Lai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai kế hoạch năm 2024 của Nhóm công tác Đối tác Công – tư (PPP) về rau quả. Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh ngành nông nghiệp tăng cường triển khai thực hiện các cam kết tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) về giảm phát thải khí nhà kính và Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Sản xuất nông nghiệp là một trong những thế mạnh của tỉnh Đắk Lắk. Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực như: cà phê, mắc ca, sầu riêng, lúa gạo… đã mở rộng được thị trường xuất khẩu chính ngạch. Điều này không chỉ góp phần cải thiện đời sống của người dân mà còn đóng góp nguồn thu ngân sách mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu. Năm 2024, ngành nông nghiệp Đắk Lắk nỗ lực, kỳ vọng tiếp tục đưa nông sản địa phương vươn xa.
là địa phương được coi là “hiện tượng nông nghiệp” với nhiều đột phá, Sơn La đang tiếp tục đẩy mạnh nhiều giải pháp nhằm từng bước hiện thực hóa những mục tiêu dài hơi, nâng cao giá trị, nâng tầm và đưa thương hiệu nông sản vươn xa.
Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) lưu ý, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào thị trường Trung Quốc cần cẩn trọng và cảnh giác trước những yêu cầu về Giấy chứng nhận đăng ký vì đây có thể là hình thức lừa đảo. Tổng cục Hải quan Trung Quốc không yêu cầu về loại giấy tờ này và không quy định thu phí trực tuyến.
Nông dân Tiền Giang “mơ làm giàu” ồ ạt phá bỏ nhiều cây đặc sản chuyển sang trồng cây sầu riêng - Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo đột phá trong chăn nuôi - Đánh thức Cồn Đen - Điểm đến du lịch Xanh.
Năm 2023, mặc dù tình hình kinh tế, xã hội có nhiều khó khăn, nhưng tình hình xuất khẩu tại tỉnh Gia Lai vẫn đạt kim ngạch 680triệu USD.
- Xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu Lào Cai - một năm được mùa- Hà Tĩnh đưa nông sản, thực phẩm chất lượng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán- Giải pháp thích ứng với mặn xâm nhập ở ĐBSCL trong năm 2024- Lợi đủ đường từ nuôi cá tuần hoàn công nghệ cao- Hội Nông dân tỉnh Hải Dương, phát huy vai trò "bà đỡ" của nông dân
Đang phát
Live