Ngày 26/6 tại thủ đô Paris, Thương vụ Việt Nam tại Pháp và Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp lần đầu tiên phối hợp đồng chủ trì, cùng đối tác là các hội đoàn, doanh nghiệp Việt tại Pháp tổ chức ngày hội “Bonjour - Xin chào Việt Nam” trong nỗ lực lan toả hình ảnh đất nước, con người, văn hoá, ẩm thực và đặc biệt là nông sản Việt Nam tới đông đảo người tiêu dùng tại Pháp.
Xuất khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn đang tăng mạnh, trong đó chiếm phần lớn là hoa quả tươi.
Tiềm năng và cơ hội cho xuất khẩu nông sản Việt 6 tháng cuối năm còn rất rộng mở. Tuy nhiên làm sao để các mặt hàng nông lâm thuỷ sản đón thêm được nhiều cơ hội vươn xa tới các thị trường quốc tế? Các quy định về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh của các thị trường ngày càng khắt khe; doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân cần đặc biệt chú trọng để đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định này. Bởi nếu vi phạm sẽ bị cảnh báo, không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia.
Tại ĐBSCL, nguyên liệu cho chế biến nông sản, thủy sản đều là động thực vật tươi, sống. Với điều kiện khí hậu nóng ẩm, sản phẩm rất dễ hư hỏng, nếu không được thu gom, bảo quản, vận chuyển, chế biến kịp thời. Trong khi đó, trong dây chuyền sản xuất nông nghiệp, thủy sản, sản phẩm, đầu ra của doanh nghiệp này là nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp khác, tạo nên chuỗi liên kết khép kín từ khâu thu hoạch, thu gom nguyên liệu, vận chuyển, bảo quản, chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Xuất phát từ đặc điểm này mà bao đời nay ngành nông nghiệp và thủy sản ở khu vực này đều gắn liền với “thương lái, hàng xáo”. Đó là lực lượng đóng vai trò nhất định trong chuỗi sản xuất nông-lâm-thủy sản.
Vùng cao nguyên với 80% diện tích vẫn là rừng nguyên sinh- Cao nguyên Măng Đen (tỉnh Kon Tum) đang nổi lên là một vùng rau hoa, củ, quả ấn tượng. Trong thiên nhiên còn tinh khôi trong lành, nông nghiệp ở Măng Đen cũng rất thân thiện với môi trường, hoà mình với thiên nhiên.
Tỉnh Bình Định có diện tích trồng cây ăn trái như bưởi, dừa xiêm, sầu riêng, mít... khá lớn. Tuy nhiên, trái cây chỉ bán thô cho thương lái chưa mang lại hiệu quả cao, thiếu tính bền vững. Tỉnh này đang tập trung thu hút đầu tư các dự án lớn về chế biến nhằm nâng cao giá trị nông sản.
Mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực từ hạn hán, xâm nhập mặn do của biến đổi khí hậu gây ra nhưng sản xuất và xuất khẩu nông lâm, thủy sản qua 4 tháng vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực. Các nhóm hàng nông sản, lâm sản, thủy sản và chăn nuôi đều tăng so với cùng kỳ, nhiều mặt hàng có giá xuất khẩu bình quân tăng khá. Phóng viên Minh Long phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến về nội dung này.
Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” gọi tắt là chương trình OCOP, những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện. Nhiều sản phẩm OCOP xuất khẩu trở thành "đại sứ" mang thông điệp “ Nông sản chất lượng” của Đăk Lắk đến với người tiêu dùng quốc tế.
TP.HCM và các tỉnh Tây Nguyên có sự gắn kết từ lâu, bởi một bên là vùng nguyên liệu, cung ứng hàng hóa, nông sản, bên còn lại là đầu mối tiêu thụ, trung chuyển hơn 75% sản lượng hàng hóa này. Việc gắn kết càng được cụ thể hóa hơn bằng các thỏa thuận hợp tác, kích hoạt động lực tăng trưởng mới để nâng tầm mối quan hệ khăng khít lâu năm, gia tăng liên kết vùng thông qua từng hoạt động cụ thể để kinh tế - xã hội của từng địa phương tận dụng tối đa tiềm năng lợi thế.
Với mục đích mở rộng các định hướng và hiện thực hóa công tác quảng bá, xúc tiến thương mại nông sản, sản phẩm OCOP năm 2024, sáng nay (3/4) tại Hà Nội, Trung tâm xúc tiến thương mại Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với TikTok tại Việt Nam tổng kết 1 năm hợp tác. Đây là dịp vinh danh các đơn vị đối tác, các cá nhân có đóng góp tích cực cho Chương trình Chợ phiên OCOP.
Đang phát
Live