Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ tư Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ.- Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu trên bảng xếp hạng 2 chỉ số quan trọng là Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và Chỉ số cải cách hành chính năm 2022.- Hiệp hội Điều Việt Nam cảnh báo chiêu thức lừa đảo mới khi xuất khẩu nông sản sang thị trường Algeria.- Lệnh ngừng bắn 24 giờ giữa quân đội Xu-đăng và Các lực lượng Hỗ trợ nhanh bị đổ vỡ, quan ngại về một cuộc khủng hoảng nhân đạo cận kề.- Thế giới thúc đẩy việc gia hạn Thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen.
- Tăng cường kiểm soát nguồn gốc nông sản thực phẩm- Yên Bái mở rộng cơ hội cho HTX hoạt động hiệu quả- Phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn
Thời gian tới, xuất khẩu nông sản vẫn hướng tới Trung Quốc. Có sự thay đổi đáng kể là nếu từ trước tới nay nông sản Việt Nam xuất vào Trung Quốc chủ yếu qua đường tiểu ngạch thì thời gian tới sẽ qua đường chính ngạch và việc kiểm soát chất lượng hàng hóa khắt khe hơn. Chính vì vậy, nông dân và doanh nghiệp Việt đang nỗ lực thay đổi cách thức sản xuất để đáp ứng yêu cầu. Khó nhưng phải làm và làm cho được.
Những cành cây, vỏ cây, vỏ hoa quả, cây ngô, cây sắn,… trước đây đã được người dân Campuchia dùng làm chất đốt. Nhưng hiện nay, với sự hỗ trợ của khoa học, công nghệ, nguồn nguyên liệu này được ép thành viên nén hoặc chế biến thành than hoạt tính để nấu nướng thông dụng, hiệu quả và thân thiện với môi trường.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 70 vùng trồng và 13 cơ sở đóng gói khoai lang vừa được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này. Với sản lượng hàng năm từ 1,2 triệu đến 1,3 triệu tấn, việc Trung Quốc cấp phép xuất khẩu chính ngạch khoai lang góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường tiềm năng này. Phóng viên Minh Long phỏng vấn ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật về vấn đề này.
Ngày 7/4 chứng kiến nhiều làn sóng biểu tình của nông dân tại Romania và Bulgaria để bày tỏ sự phản đối trước các biện pháp của Liên minh Châu Âu đối với tình trạng dư thừa nông sản từ Ukraine, khiến cho nông dân ở nhiều nước châu Âu lao đao do cạnh tranh về giá.
Là tỉnh miền núi, Yên Bái có nhiều mặt hàng nông sản có thế mạnh như: quế, cam, chè, miến đao.. Những năm trước đây, sản phẩm nông sản của tỉnh ít được quảng bá, giới thiệu nên không được thị trường biết đến. Thời gian gần đây, cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành thì chính người dân cũng đã chủ động trong việc đưa sản phẩm tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, góp phần nâng tầm thương hiệu sản phẩm.
Sản xuất thiếu bền vững, ổn định; chủ quan trong việc định vị thương hiệu, logo trong thời gian dài đang làm giảm giá trị sự cạnh tranh của nông sản Việt. Đó là ý kiến đưa ra tại Toạ đàm Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt do Báo Thanh niên tổ chức hôm nay (6/4) tại TP.HCM.
- Xuất khẩu nông sản chính ngạch: Tận dụng cơ hội thị trường Trung Quốc - Bản quyền giống thanh long và chuyện nguồn gốc nông sản - Giá lợn hơi giảm sâu, người chăn nuôi gặp khó
Sau chuyện bản quyền giống thanh long ruột đỏ LD1. Nhìn lại trước đây cũng từng xảy ra việc thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột (Buonmathuot Coffee) bị một doanh nghiệp tại Trung Quốc đăng ký bảo hộ và Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đã phải khiếu kiện đòi lại thương hiệu rất tốn kém, mất thời gian. Hay chuyện nước mắm sản xuất tại Thái Lan đã “mượn tên” Phú Quốc để xuất khẩu ra nước ngoài, cũng dẫn đến kiện cáo… Từ những vụ việc này cho thấy, doanh nghiệp, cá nhân trong nước cần chủ động về bản quyền, bảo hộ, nhãn hiệu, các yêu cầu truy xuất nguồn gốc.
Đang phát
Live