Thực hiện các Chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại những kết quả tích cực cho kinh tế và thương mại hàng hóa nhưng với những tiềm năng rất lớn của sản phẩm vùng đồng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, việc kết nối, phát triển thị trường mới chỉ đáp ứng được phần nào. Các nhà sản xuất khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho nông sản, đặc sản… Giải pháp nào thúc đẩy kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tiềm năng của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo?
Tiếp tục các hoạt động nằm trong khuôn khổ Liên hoan thanh niên nông thôn toàn quốc và trao giải thưởng Lương Định Của năm 2023 diễn ra tại tỉnh Sóc Trăng, sáng nay 12/11, tại Công viên 30/4, thành phố Sóc Trăng, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ khai mạc triển lãm Kết nối nông nghiệp số và hội chợ nông sản thanh niên toàn quốc năm 2023.
Mấy năm gần đây, 2 huyện miền núi Nam Đông, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế duy trì thường xuyên các phiên chợ vùng cao vào dịp cuối tuần, cuối tháng. Qua đó, kết nối tiêu thụ nông sản vùng cao, giới thiệu đến người tiêu dùng sản phẩm thủ công mỹ nghệ, góp phần bảo tồn ẩm thực đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống tại địa phương.
Tại huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, một cơ sở thu mua nông sản bị nhóm người lạ đưa xe tải đển chặn đường vào, khiến hoạt động giao thương ngưng trệ. Đây là hệ lụy từ việc nhiều trạm cân thu mua nông sản xây dựng trái phép ngang nhiên hoạt động, cạnh tranh không lành mạnh.
Tại thành phố Buôn Ma Thuột, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tăng cường vai trò phụ nữ trong một số chuỗi nông sản.
“Mỗi xã một sản phẩm”( gọi tắt là OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng nội lực và phát triển gia tăng giá trị, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2018. Tại tỉnh Quảng Nam, sau hơn 5 năm triển khai, số lượng sản phẩm được công nhận OCOP cao nhất khu vực miền Trung và nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Cùng với việc tập trung xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ kết nối tiêu thụ, góp phần đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.
Dù các kênh thương mại điện tử đã hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi nhưng còn nhiều sản phẩm chưa tiếp cận được nền tảng kinh doanh này. Thiếu hiểu biết về công nghệ thông tin, quy trình bán hàng, marketing, xây dựng hình ảnh sản phẩm, cách thức chăm sóc khách hàng… là những trở ngại trong phát triển thương mại điện tử ở các vùng sâu, vùng xa hiện nay. Đây là những thông tin đáng chú ý được các chuyên gia thảo luận tại Toạ đàm Gia tăng kênh thương mại điện tử, tiêu thụ sản phẩm đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do Tạp chí Công Thương thực hiện.
Để phục vụ nhu cầu kinh doanh, tiêu thụ các loại trái cây đặc sản của vùng Đồng Tháp Mười, huyện Tân Phước đã đầu tư xây dựng chợ Nông sản Bắc Đông.
Trái cây đặc sản ở miền núi tỉnh Khánh Hòa như sầu riêng, dừa xiêm... dễ dàng tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế thông qua ứng dụng chuyển đổi số.
VOV1- Chè là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta. Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế. Về cơ bản, sản xuất chè của Việt Nam vẫn là sản xuất nông hộ nhỏ, nguyên liệu búp chè tươi cung cấp cho chế biến chưa đồng đều do chưa tuân thủ qui trình kỹ thuật và từ các giống chè địa phương trồng bằng hạt có chất lượng thấp. Vậy cần làm gì để nâng cao năng suất, chất lượng cây chè? - Khách mời: Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Lam - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển chè, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Đang phát
Live