Năm 2022 vừa qua, ngành Nông nghiệp gặp phải vô vàn khó khăn do ảnh hưởng lạm phát trên toàn cầu, từ xung đột Nga – Ucraina, khiến cho giá nhiều loại vật tư nông nghiệp tăng với tốc độ phi mã, gây ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề. Ngoài ra, những khó khăn còn tồn tại từ nhiều năm trước cũng góp phần gây tác động lớn đối với ngành Nông nghiệp. Tuy nhiên, với nỗ lực vượt khó của cả bộ, ngành, chính quyền địa phương và người dân, với nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản, nhiều sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao đã được xuất chính ngạch, đi các thị trường được xem là khó tính, mở rộng cánh cửa cho nông sản Việt ra thế giới. Gạo Việt lên kệ siêu thị Pháp, trái cây mở rộng thị trường sang Mỹ hay Việt Nam ký nhiều nghị định thư, nhiều hàng hóa xuất khẩu lập kỷ lục mới… Nhờ vậy, năm 2022, Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 53 tỷ USD, vượt xa mục tiêu được giao là 50 tỷ USD. Kết quả này tạo sức bật tăng trưởng giá trị xuất vượt bậc trong năm nay 2023, năm mà được nhìn nhận sẽ có rất nhiều khó khăn, thử thách lớn, để tiếp tục khẳng định vai trò Nông nghiệp là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế, đặc biệt trong khó khăn.
Giống như nhiều nước châu Á có nền nông nghiệp lúa nước, nền nông nghiệp Nhật Bản vào những năm đầu thế kỷ 20 có công nghệ canh tác còn tương đối lạc hậu, nhiều giống cây trồng được mang về từ nước ngoài. Điều đáng nói là những giống cây trồng này qua thời gian đã được Nhật Bản áp dụng công nghệ mới, dần trở thành những sản phẩm có chất lượng cao, không những đáp ứng thị trường trong nước mà còn được thị trường nước ngoài ở những phân khúc cao cấp chấp nhận và ưa chuộng. Vậy điều gì đã làm nên thành công, tạo thương hiệu đột phá cho nông sản Nhật Bản? Phóng viên Bùi Hùng - Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản sẽ đồng hành và làm rõ nội dung này!
Trước tình trạng ùn ứ xe hàng kéo dài, tỉnh Lạng Sơn đang nỗ lực tìm giải pháp giảm ùn tắc, đồng thời tích cực hội đàm với phía Trung Quốc để đẩy mạnh việc xuất nhập khẩu hàng hóa theo tuyến đường sắt liên vận, giảm áp lực cho các cửa khẩu đường bộ trên địa bàn.
Dùng hình ảnh khoe thân để quảng cáo, thu hút sự chú ý của mọi người, vừa trái thuần phong mỹ tục, vừa phản tác dụng- Những cô gái dùng âm nhạc để đấu tranh vì bình đẳng giới tại Serbia và hành trình vượt qua thử thách của họ- Ùn ứ nông sản khi phải lệ thuộc thị trường truyền thống
Tình trạng ùn ứ nông sản tại cửa khẩu biên giới Trung Quốc đã diễn ra nhiều năm qua, nhất là thời điểm cuối năm, gây thiệt hại kinh tế. Nguyên nhân nào xảy ra tình trạng này và đặt ra vấn đề gì trong sản xuất, chế biến, lưu thông và xuất khẩu nông sản của nước ta? Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ cùng bàn luận về câu chuyện này.
Tình trạng ùn ứ xe chở nông sản- những giải pháp khắc phục trước mắt.- Hải Dương khởi công 6 công trình trọng điểm cho thành phố và các vùng lân cận với tổng vốn đầu tư trên 1.280 tỷ đồng.- Tình trạng sản xuất, buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng diễn biến phức tạp tại An Giang, ảnh hưởng lớn đến sản xuất của nông dân.- Các nước hồi hộp theo dõi tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Mỹ - đầu tàu kinh tế của thế giới.
Thời gian gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu tại các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc xuất hiện tình trạng ùn tắc lượng lớn hàng hóa chờ xuất khẩu, tập trung chủ yếu tại các địa phương có hoạt động giao thương lớn với Trung Quốc như Lạng Sơn, Quảng Ninh. Tiếp tục tìm giải chống ách tắc hàng hoá tại cửa khẩu, chiều nay (21/12), Tổng Cục Hải quan, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo thông tin về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động thông quan hàng hóa tại cửa khẩu biên giới phía Bắc:
Tổng lượng xe hàng nông sản xuất khẩu tồn tại 03 khu vực cửa khẩu: Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma (tỉnh Lạng Sơn) là hơn 4.400 xe. Để giải bài toán “Bảo giờ hàng thôi nghẽn ở cửa khẩu”, ngoài những giải pháp trước mắt, cần những giải pháp căn cơ, đồng bộ và mang tính lâu dài hơn.
Việc nông sản ùn ứ ở cửa khẩu biên giới phía Bắc đang trở thành điệp khúc, đến hẹn lại lên, nhất là vào thời điểm cuối năm. Điều đáng nói là, trong khi hàng nghìn xe tải phải chầu trực chờ thông quan trên cửa khẩu thì vẫn có hàng đoàn xe tải chở nông sản từ các địa phương vẫn ùn ùn tiến về đây. Dù cho Bộ Công Thương, hải quan cửa khẩu đã có khuyến cáo nhưng tình trạng ách tắc cửa khẩu vẫn “tiến thoái lưỡng nan” . Bài toán cũ chưa có lời giải, vẫn là câu hỏi: 'Bao giờ hàng thôi nghẽn ở cửa khẩu'? Đây là vấn đề chúng tôi đề cập trong 10 phút SKLB hôm nay với sự tham gia của phóng viên Duy Thái thường trú khu vực Đông Bắc và phóng viên Chu Trinh thường trú khu vực ĐBSCL.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam chủ trì buổi gặp gỡ trao đổi với các cơ quan báo chí về giải pháp tháo gỡ ùn tắc nông sản ở cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn. Tham dự còn có ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn; ông Hồ Tỏa Cẩm, Tham tán công sứ thương mại, Đại sự quán Trung Quốc tại Việt Nam.
Đang phát
Live