Sau 1 năm triển khai mô hình “Phân loại, xử lý rác hữu cơ tại các hộ gia đình hội viên phụ nữ nông thôn”, đã có hơn 50.700 hộ gia đình hội viên phụ nữ Thủ đô áp dụng thành công phương pháp ủ phân hữu cơ, sản phẩm phân hữu cơ đạt tiêu chuẩn, giúp giảm gần 13 tấn rác thải xả trực tiếp ra môi trường.
Trong và sau Tết Nguyên đán 2024, lượng rác thải sinh hoạt ở thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tăng cao so với ngày thường, đặc biệt là khu vực trung tâm có Chợ hoa Xuân tại Quảng trường 10 – 3. Để đảm bảo vệ sinh môi trường, lực lượng vệ sinh môi trường đã bố trí 100% nhân lực và phương tiện may móc để thu gom rác thải cả ngày lẫn đêm.
Không khí xuân đang tràn ngập trong từng ngõ xóm, thôn bản, khu phố, trong từng gia đình người Việt Nam. Nhà nhà đang chuẩn bị đón Tết, đón một năm mới hứa hẹn nhiều niềm vui mới. Để ngày xuân thêm bình yên, tươi vui, ở nhiều khu phố, ngõ thôn, người dân đã vệ sinh sạch sẽ từ nhiều ngày trước. Không những thế, để đón Tết trong không khí bình an, ấm cúng bà con còn bàn nhau làm thế nào giữ gìn thật tốt an ninh trật tự. Những hoạt động này ở nhiều nơi được tiến hành khá thường xuyên và dường như là vào dịp Tết đến, xuân về, công tác này càng được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo. Đây cũng chính là những hoạt động thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2021 - 2026 theo Quyết định 2214 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 02 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024. Một trong những mục tiêu cụ thể mà Nghị quyết đặt ra là phấn đấu số doanh nghiệp gia nhập thị trường (thành lập mới và quay trở lại hoạt động) năm 2024 tăng ít nhất 10% so với năm 2023; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2024 tăng dưới 10% so với năm 2023. Mục tiêu này cũng tương đương mức dự báo của Tổng cục Thống kê mới đây. Theo đó, cơ quan này ước tính sẽ có thêm 230.500 doanh nghiệp gia nhập nền kinh tế năm 2024. Trong đó, 162.500 doanh nghiệp ra đời và 68.000 doanh nghiệp quay lại hoạt động, tăng 16%. Vấn đề đặt ra ra là cần làm gì để hiện thực hóa mục tiêu này? Đây là nội dung được phân tích, bàn luận trong chương trình đối thoại hôm nay với sự tham gia của ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong.
Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường của tỉnh Sơn La có nhiều chuyển biến tích cực từ việc thực hiện các nội dung cam kết của Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các Chủ giấy phép khai thác khoáng sản với Chủ tịch UBND tỉnh.
Ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng trên môi trường mạng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng Quản lý thị trường trong năm 2024. Hoạt động này cần sự phối hợp của nhiều lực lượng chức năng, liên thông, xác minh dữ liệu để đấu tranh đối với hàng giả, hàng lậu.
Ngày 05/01/2024, Chính phủ đã ban hành hai Nghị quyết đầu năm về kinh tế hết sức quan trọng. Cùng với Nghị quyết số 01 “về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024” thì sự trở lại của Nghị quyết số 02 về “cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia” được đánh giá cao.
Năm 2023 vừa đi qua với nhiều khó khăn, thử thách đối với cộng đồng doanh nghiệp. Bước sang năm 2024, doanh nghiệp kỳ vọng Chính phủ sẽ có nhiều chính sách tiếp tục hỗ trợ, cũng như tạo thuận lợi trong môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp phục hồi và tiếp tục phát triển.
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, bắt đầu từ ngày mai (01/01/2024) quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (gọi tắt là EPR) sẽ chính thức thức có hiệu lực. Theo đó, các nhà sản xuất, nhập khẩu pin, ắc quy, dầu nhớt, săm lốp và bao bì (thương phẩm) sẽ phải có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu sau khi người tiêu dùng thải bỏ. Các nhà sản xuất có thể tự tổ chức thực hiện tái chế hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để tái chế chất thải, hay ủy quyền cho bên thứ 3 để thu gom, tái chế.
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm đã bước đầu chú ý tới tiêu chuẩn môi trường - xã hội và quản trị (gọi tắt là ESG) để phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp tới cộng đồng. Đây là tiêu chuẩn tất yếu để doanh nghiệp đạt được sự tín nhiệm của người tiêu dùng trong nước, phục vụ xuất khẩu và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện tiêu chuẩn này gặp không ít khó khăn.
Đang phát
Live