
Lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đã bất ngờ kiểm tra và thu giữ gần 10.000 sản phẩm tai nghe, loa Bluetooth có dấu hiệu giả thương hiệu nổi tiếng, tại một kho hàng ở quận Tây Hồ, Hà Nội. Trị giá lô hàng vi phạm lên tới vài tỷ đồng. Điều đáng nói, số hàng hoá giả mạo thương hiệu có trị giá lớn này hoàn toàn được kinh doanh trên môi trường thương mại điệu tử với chiêu vi phạm tinh vi. Xác định việc gian lận trên môi trường thương mại điện tử ngày càng tinh vi, phức tạp, vì vậy Tổng cục QLTT sẽ tăng cường phối hợp kiểm tra và xử lý vi phạm trong kinh doanh trên thương mại điện tử.
Ngày 05/01, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024. Trong đó, một trong những nhiệm vụ giải pháp được đặt ra là nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia. Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng khi giải pháp này được thực hiện quyết liệt, sẽ tiếp tục tạo thuận lợi, giảm thời gian thông quan hàng hóa cho cho doanh nghiệp, cải thiện Chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Phỏng vấn ông Nguyễn Cao Tấn, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình - Cảnh báo của Tổ chức Khí tượng Thế giới về tính cấp thiết bảo vệ môi trường Trái đất
Tại Mỹ, mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu đang gây nhiều hậu quả nghiêm trọng tới các thành phố ven biển, đặc biệt là Miami. Lục quân Mỹ dự báo trong 20 năm tới, thành phố này sẽ chịu thiệt hại lên tới 200 tỷ đô-la vì tình trạng này. Trong bối cảnh đó, một công ty khởi nghiệp có tên là Kind Designs đang đưa ra giải pháp mới, tạo ra những bức tường chắn sóng in 3D, vừa bảo vệ cộng đồng địa phương, vừa góp phần cải thiện môi trường sống cho các sinh vật biển.
Hôm nay (29/3), Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (Unicef) tại Việt Nam tổ chức tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, huyện, xã của các ngành: Lao động Thương binh và Xã hội, Công an, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và truyền thông. Buổi tập huấn diễn ra theo hình thức trực tuyến, thu hút khoảng 24 nghìn người ở 62/63 tỉnh, thành phố tham gia, với hơn 20.000 điểm truy cập. Phóng viên Hà Nam thông tin:
Trong chương trình “Mizuiku - Em yêu nước sạch” với mục tiêu nuôi dưỡng nhận thức cho thế hệ tương lai về bảo vệ nguồn nước, sáng 29/03, tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp cùng Cục Kiểm lâm và các đơn vị tổ chức Lễ khánh thành “Góc thông tin bảo vệ môi trường Mizuiku” và tổ chức chương trình tham quan trải nghiệm bảo vệ rừng, nguồn nước, các vấn đề bảo vệ môi trường với chủ đề “Hành trình cùng Mizu bảo vệ môi trường”. Hoạt động giáo dục trải nghiệm được thiết kế như “Lớp học trong rừng” sẽ nâng cao nhận thức của đội viên, thiếu niên, nhi đồng về vai trò, tầm quan trọng của rừng, mối quan hệ mật thiết của rừng và nguồn nước, vấn đề bảo vệ rừng, giữ đất và bảo vệ nguồn nước ngầm.
Tại Việt Nam, khoảng 80% doanh thu tiền bản quyền đến từ môi trường số và người Việt chủ yếu nghe nhạc trên không gian này. Trong khi đó, sự xuất hiện của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) và nhiều thiết bị khác, đang thay đổi mô hình tiêu thụ và sáng tạo nội dung. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với thị trường bản quyền. Thông tin được đưa ra tại diễn đàn thường niên Bản quyền Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024 diễn ra tại TP.HCM mới đây. Sự phát triển mạnh mẽ của Internet, các nền tảng số, mạng xã hội giúp mọi người đều có thể tham gia vào hoạt động âm nhạc trên không gian mạng, bao gồm từ việc sáng tạo, trình diễn đến công bố tác phẩm. Song cũng vì thế mà những vấn đề liên quan tới bản quyền âm nhạc trên không gian mạng lại càng trở nên phức tạp hơn. Việc “xài chùa chất xám” xảy ra như “cơm bữa” khiến các nhạc sĩ mất bao công “thai nghén tác phẩm”, song lại đau đớn nhìn “đứa con” tinh thần của mình bị người khác sử dụng vô tội vạ. Đây cũng là nội dung của Dòng chảy sự kiện hôm nay, cùng sự tham gia bàn luận của Tiến sĩ, nhạc sĩ, nhà báo Phạm Việt Long, Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa và Phát triển, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển.
Sáng nay, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp lần thứ 31. Tại phiên họp này Ủy ban TVQH cho ý kiến vào 7 dự án Luật quan trọng và tiến hành chất vấn đối với lĩnh vực tài chính và lĩnh vực ngoại giao. Trong sáng nay, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Ủy ban TVQH cho rằng: vấn đề môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí, vấn đề tắc nghẽn giao thông, vấn đề xử lý rác thải, ngập úng... là những vấn đề nổi cộm. Do đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải trao quyền linh động để Thủ đô giải quyết căn cơ được những vấn đề này.
Những năm qua, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã cùng với tỉnh Quảng Ninh nỗ lực thực hiện chiến lược chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, chủ động triển khai các giải pháp cấp bách và lâu dài nhằm xanh hóa môi trường sản xuất than. Thêm hàng trăm hecta cây xanh, sử dụng lại khai trường mỏ làm quỹ đất và hồ chứa nước phục vụ đời sống, sản xuất… tiếp tục là những định hướng của ngành than tại Quảng Ninh để “xanh hoá môi trường khai thác”, bảo vệ môi trường trong năm nay. Chiến lược này không những giúp cân bằng, hài hòa với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương mà còn giúp ngành than bảo đảm các mục tiêu tăng trưởng bền vững.
ESG - bộ tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, một phương pháp hữu hiệu để thu hút đầu tư nước ngoài, cũng như thuyết phục người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc lồng ghép cũng như kết hợp những tiêu chí này vào quá trình phát triển doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn.
Đang phát
Live