
Theo thống kê, hiện nay, cả nước có khoảng 4.500 làng nghề, trong đó có khoảng 2.000 làng nghề được công nhận. Sự phát triển của làng nghề đã và đang góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, đa phần các làng nghề vẫn đang hoạt động theo hình thức manh mún, nhỏ lẻ, trang thiết bị thô sơ. Chất thải từ những làng nghề này đa phần chưa qua xử lý nên tình trạng ô nhiễm môi trường đang rất báo động. Thực trạng này tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân sống tại làng nghề và những khu vực xung quanh. Giải pháp căn cơ nào để khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm, giúp cho các làng nghề phát triển một cách bền vững là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình hôm nay, với sự phối hợp của Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khách mời của chương trình là Giáo sư, Tiến sỹ Đặng Thị Kim Chi, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã cảnh báo về ô nhiễm môi trường ở cảng cá Quy Nhơn nhưng nhiều năm qua, Ban Quản lý Cảng cá tỉnh Bình Định vẫn chưa khắc phục được các tồn tại như thu gom nước thải phát sinh và rác thải ở cảng này. Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã yêu cầu xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường ở cảng cá này.
UBND TP. Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch tổ chức hoạt động vệ sinh môi trường nhằm chào mừng kỷ niệm 20 năm TP. Cần Thơ trực thuộc Trung ương (1/1/2004-1/1/2024). Ngay khi nhận được kế hoạch, các cấp, các ngành đã nhanh chóng triển khai và phát động người dân cùng hưởng ứng với nhiều hình thức. Qua đó đã tạo chuyển biến tích cực về vệ sinh môi trường, nếp sống văn minh đô thị, chung tay giữ gìn bảo vệ môi trường, cảnh quan xanh - sạch - đẹp trong mỗi người.
Sáng nay 22/10, tại công viên Lưu Hữu Phước, quận Ninh Kiều, UBND TP. Cần Thơ tổ chức Lễ phát động “Nhân dân Cần Thơ hành động vì thành phố xanh – sạch – đẹp – an toàn” nhằm chào mừng 20 năm TP. Cần Thơ trực thuộc Trung ương (01/01/2004 - 01/01/2024).
Phát triển kinh tế – Bảo vệ môi trường – Trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, là 3 mục tiêu đang được ngành cao su Việt Nam đẩy mạnh nhằm hiện thực hóa “Chiến lược Tăng trưởng xanh và Phát triển bền vững” giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn 2050. Theo đó, dù giá bán cao su giảm, thị trường tiêu thụ biến động, khó khăn về nguồn lực, nhưng sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động tại các doanh nghiệp, nông trường về chuyển đổi xanh đang giúp ngành cao su có thêm lợi thế, chủ động đón đầu tìm cơ hội.
Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí đang là vấn đề nan giải của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có đến 92% dân số hiện đang sống trong bầu không khí bị ô nhiễm. Việt Nam là một trong 10 nước ô nhiễm môi trường không khí hàng đầu Châu Á. Tiêu biểu là ô nhiễm bụi. Điều đó đã có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người và môi trường tự nhiên. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cần có những giải pháp để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, trong đó có việc cần thực hiện hiệu quả hơn các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay, với sự phối hợp của Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường chúng tôi sẽ bàn luận về nội dung này với sự tham gia của vị khách mời là Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ tài nguyên và môi trường
Sau khi công bố các vi phạm của nền tảng mạng xã hội, đoàn kiểm tra đã kiến nghị Bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu Tiktok triển khai các biện pháp bảo vệ trẻ em. Theo đó, tiktok cần xác thực thông tin tài khoản để phát hiện trường hợp trẻ em khai không đúng độ tuổi, xóa tài khoản dưới 13 tuổi, giới hạn thời gian truy cập, sử dụng TikTok với người dưới 18 tuổi, đồng thời không cho phép trẻ em kiếm tiền qua tiktok. Liệu đây có thể xem đây là vắc-xin tạo thêm hệ miễn dịch cho trẻ em trên nền tảng tiktok? Cần biện pháp nào đủ an toàn và hiệu quả để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng nói chung? Chuyên gia trẻ em Trần Ban Hùng cùng trao đổi về chủ đề này ngay sau đây.
Trung Quốc vừa phát triển được giống bông mới có năng suất cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng hàng dệt bông, đồng thời giảm đáng kể tác động của thuốc trừ sâu đến môi trường.
Hiện nay, tại tỉnh Gia Lai đang có hàng trăm dự án chăn nuôi quy mô vừa và lớn. Thực tế cho thấy, hàng loạt dự án chưa đảm bảo quy định về môi trường, khiến đời sống của dân cư xung quanh bị ảnh hưởng nặng nề. Tình trạng này xảy ra trong thời gian dài nhưng chưa được xử lý triệt để.
Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa gây ra ngày một tăng. Nguồn chất thải nhựa phát sinh chủ yếu từ sinh hoạt của các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp… Bộ Tài nguyên và môi trường ước tính, trung bình mỗi người sử dụng, thải bỏ 1 túi nilon/ngày, mỗi năm có khoảng hơn 31,4 tỉ túi nilon bị thải ra nhưng chỉ có khoảng 17% trong số này được tái sử dụng. Nếu trung bình khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm, đây là gánh nặng cho môi trường, thậm chí dẫn tới thảm họa "ô nhiễm trắng". Vấn đề đặt ra hiện nay là phải làm gì để từng bước hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra? Chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay, với sự phối hợp của Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường – Bộ Tài nguyên và môi trường và sự tham gia của TS Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, chúng tôi sẽ phân tích, bàn luận về vấn đề này.
Đang phát
Live