Sau Quyết định 1486 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 04/10 hàng năm đã trở thành ngày Kỹ năng lao động Việt Nam. Tầm quan trọng của lao động có kỹ năng-trình độ cao với sự phát triển của đất nước một lần nữa được khẳng định – trở thành động lực to lớn đối với các bên liên quan trong hoạt động giúp nâng cao kỹ năng cho người lao động. Có một ngày lễ, một ngày kỷ niệm - để nhắc nhớ và tôn vinh - không khó. Vấn đề là sau động lực tinh thần này, các bên liên quan phối hợp triển khai những nhiệm vụ gì, hiệu quả thực chất tới đâu - vì mục tiêu, kỳ vọng Chính phủ đã đặt ra trong Quyết định quan trọng này? Bài viết của phóng viên Thu Trang:
Sáng nay, Bộ Lao động thương binh và xã hội công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: lấy ngày 04/10 hàng năm là ngày Kỹ năng lao động Việt Nam. Quyết định khẳng định tầm quan trọng của lao động có kỹ năng-trình độ cao với sự phát triển của đất nước, là động lực to lớn đối với các bên liên quan trong hoạt động giúp nâng cao kỹ năng cho người lao động. Chọn một ngày để nhắc nhớ và tôn vinh không khó. Vấn đề là sau động lực tinh thần này, các bên liên quan phối hợp triển khai những nhiệm vụ gì để mục tiêu, kỳ vọng Chính phủ đặt ra trong Quyết định trở thành hiện thực? Phóng viên Thu Trang phỏng vấn ông Nguyễn Chí Trường – Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và xã hội nội dung này:
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ công bố Ngày kỹ năng lao động Việt Nam và khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 11 năm 2020. Tham dự lễ khai mạc có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Phóng viên Kim Thanh phản ánh:
- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Ngày 4/10- "Ngày kỹ năng lao động Việt Nam".- Từ 17h chiều 4/10 các trường đại học trên cả nước sẽ công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học năm 2020.- Xuất siêu kỷ lục 17 tỷ đô la Mỹ trong 9 tháng qua - Việt Nam tiếp tục được các Tổ chức quốc tế đánh giá là "điểm sáng" về tăng trưởng kinh tế.- Bác sĩ Nhà Trắng tổ chức họp báo và khẳng định: sức khỏe của Tổng thống Mỹ hiện "ổn định" và đang điều trị thuốc kháng virus Remdisivir.- Palestine cáo buộc Israel vẫn tiếp tục mở rộng khu định cư tại Bờ Tây.
Như VOV đã thông tin về việc gần 60 học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai lần lượt phải đến cơ sở y tế cấp cứu, điều trị sau các bữa ăn tại trường vào ngày 1/10. Sau thời gian điều trị, sức khỏe của các học sinh đã có tiến triển tốt. Tin của phóng viên An Kiên
“Sáng tạo - yếu tố cốt lõi để phát triển bền vững” là một trong những nội dung được Đại hội thi đua yêu nước cán bộ công nhân viên chức lao động toàn quốc đề ra trong nhiệm kỳ 2021 – 2025. Trong bối cảnh hàng nghìn công nhân lao động bị ngừng việc, giãn việc vì Covid 19, các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA) được ký kết, sáng tạo cần được áp dụng linh hoạt như thế nào để mang hiệu quả cao nhất? Mời quý vị cùng nghe chương trình Xã hội chuyển động:
Như Đài TNVN đã phản ánh, ngoài gần 60 tấm bìa đỏ sai phạm được xác minh từ năm 2014, liên quan trách nhiệm của hàng chục cán bộ của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai hiện nay vẫn còn nhiều trường hợp tương tự khác. Tiếp tục thông tin về vấn đề này, phóng viên An Kiên, thường trú tại khu vực Tây Bắc làm rõ những phần chìm rất lớn nữa của “tảng băng” sai phạm này, để các cơ quan chức năng cần khẩn trương làm rõ, tránh để những hệ lụy nặng nề không biết bao giờ mới chấm dứt?
Những năm gần đây, 1 số địa phương đã áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp, đưa các thiết bị máy móc, trong đó có máy cấy lúa vào phục vụ sản xuất; từ đó góp phần giúp lao động nông thôn đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên, hình ảnh người nông dân “chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non” quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” vẫn còn khá phổ biến. Vậy làm thế nào để “giải phóng” sức lao động cho người làm nông nghiệp. Bàn về nội dung này, khách mời là ông Trần Đại Nghĩa, một hội viên nông dân ở xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, người đầu tiên sáng chế ra chiếc máy cấy lúa made in Việt Nam và anh Trần Văn Thành là con trai cả của ông Trần Đại Nghĩa đang nghiên cứu để cải tiến chiếc máy cấy lúa ngày càng ưu việt hơn.
Ngành du lịch chưa kịp hồi phục sau 3 tháng đóng băng vì Covid 19, đã tiếp tục bị tác động bởi đợt dịch thứ 2. Lượng khách hủy tour lên tới 95 đến 100% vào dịp cuối tháng 7 và trong tháng 8 - hai tháng được coi là cao điểm của du lịch nội địa, khiến cho các doanh nghiệp du lịch lâm vào cảnh khó khăn chồng chất khó khăn. Với nhiều doanh nghiệp lữ hành, để có thể duy trì và “sống” được qua mùa Covid-19, họ rất cần những chính sách hỗ trợ trước mắt và cả lâu dài để có thể tiếp tục cầm cự, chờ đợi một đợt khôi phục mới. Đồng thời, đây cũng là một sự chuẩn bị cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp để khi ngành du lịch quay trở lại hoạt động bình thường, sẽ không có cảnh thiếu hụt nhân sự xảy ra. Ghi nhận của phóng viên Huyền Trang:
Hai ngôi làng Nahao và Navang ở huyện Nakai của tỉnh Khammuan – Trung Lào dự kiến cuối năm nay sẽ được dùng điện nhờ hệ thống pin năng lượng mặt trời mái nhà, mở ra hướng phát mới cho quá trình bao phủ lưới điện cho người dân ở vùng nông thôn, miền núi của Lào. Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Lào đưa tin.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)