- Cảnh báo về lộ thông tin cá nhân khi học và làm việc trực tuyến trong dịch Covid-19.- Âm nhạc kết nối mọi người trên thế giới.- Giới thiệu món ăn dân giã nhưng rất đặc sắc của đồng bào Thái - món trứng kiến.- Hành trình phát triển nông sản hữu cơ, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Làm việc trực tuyến, học tập trực tuyến… trong thời gian “giãn cách xã hội” theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ được coi là một trong những giải pháp tối ưu. Nhiều cơ quan, trường học đã lựa chọn các giải pháp để cán bộ và nhân viên, thầy cô giáo và học sinh có thể kết nối trực tuyến với nhau trong các nhóm chat, cùng trao đổi công việc, hướng dẫn học bài. Đây cũng là những thành tựu mà cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đã đem đến, để “giãn cách xã hội”, nhưng vẫn được làm việc, để “tạm dừng đến đến trường”, nhưng “không ngừng việc học”. Tuy nhiên, với quá nhiều ứng dụng, nền tảng để tham gia học tập và làm việc trực tuyến như hiện nay, thì sẽ có không ít nguy cơ bị lộ thông tin cá nhân, thậm chí có thể bị lợi dụng, lừa đảo, mất tiền... Khách mời là ông Lê Thanh Tùng - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam VSEC cùng bàn luận về những nguy cơ có thể dẫn đến việc lộ thông tin cá nhân khi làm việc và học tập trực tuyến.
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc trực tiếp, nên nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, hoặc tạm ngừng sản xuất, do đó nhiều lao động phải nghỉ việc tạm thời, trong đó có những người mất việc làm, và chuẩn bị sau khi kết thúc dịch phải đi tìm việc làm mới. Đặc biệt với những người có dự định đi làm việc và học tập ở nước ngoài cũng quan tâm tình hình dịch bệnh ở các nước để có kế hoạch tiếp theo. Khách mời là ông Nguyễn Ngọc Đĩnh, chuyên gia Công ty Cổ phần Việt TN trao đổi về vấn đề này.
Những ngày qua, chúng ta không khỏi xúc động trước những hành động “nhường cơm, sẻ áo” của cộng đồng dành cho những người yếu thế, những người chịu sự tác động của đại dịch Covid-19, vốn đã khó khăn lại càng khó khăn trăm bề. Tuy nhiên bên cạnh đó lại có những hình ảnh, câu chuyện khiến chúng ta không khỏi buồn lòng. Những ngày qua, việc một số người đi xe ga, ăn mặc lịch sự vẫn ghé”xin” đồ ở điểm phát từ thiện khiến cộng đồng dư luận bất bình. Liệu họ có thực sự khó khăn, hay do thói tham lam ích kỷ mà nỡ “giành giật” những ân tình gửi trao qua những món quà ngày khốn khó?
Tại Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 đã yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người từ 0 giờ ngày 28 tháng 3 đến hết ngày 15 tháng 4 năm 2020, trong đó có việc dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng thờ tự. Vậy mà bất chấp chỉ thị của Thủ tướng và của tỉnh Hà Tĩnh, từ tối qua đến sáng nay, nhiều giáo xứ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vẫn rung chuông làm lễ với sự tham gia của hàng trăm người ở mỗi địa điểm.
Dịch Covid-19 đã làm nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch phải đóng cửa khiến nhiều lao động thất nghiệp. Tại thành phố Đà Nẵng, hàng nghìn hướng dẫn viên phải sống bằng khoản tiền tích lũy, dự phòng, người tìm kiếm công việc khác tạm thời, có người thì về quê để cắt giảm chi phí ăn ở đi lại trong giai đoạn khó khăn này. Phóng viên Phương Cúc phản ánh thực tế này tại miền Trung.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị thực hiện cách ly toàn xã hội từ ngày 1/4, chiều nay (31/3), UBND TPHCM đã họp khẩn để nhanh chóng thực hiện chỉ thị, trong đó có phương án sắp xếp các cơ quan hành chính cho công chức làm việc tại nhà, nhưng vẫn đảm bảo giải quyết hồ sơ cấp thiết cho người dân. Kim Dung, phóng viên thường trú tại TPHCM đưa tin.
Đang phát
Live