
Thường được ví là “phái yếu” nhưng thực tế đã chứng minh phụ nữ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Phát huy tài nguyên bản địa, nhiều phụ nữ đang mạnh dạn, tự tin mang khát vọng khởi nghiệp của mình vươn cao, vươn xa, lan tỏa và hòa chung vào làn sóng khởi nghiệp quốc gia. Chương trình Khởi nghiệp bàn về chủ đề: “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” với sự tham gia của khách mời là bà Hoàng Thị Tân, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Tâm Trà Thái (tỉnh Thái Nguyên) và bà Hoàng Thị Thùy Linh - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm DBFOOD (tỉnh Vĩnh Phúc).
Nhiều doanh nhân-doanh nghiệp uy tín đã và đang chuyển hướng hoàn toàn hoặc từng phần - phát triển kinh tế xanh. Trong cộng đồng startup, nhiều doanh nhân trẻ cũng đã sớm nhận thức vấn đề và nỗ lực xoay chuyển hoặc đổi mới sáng tạo sản phẩm. Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế mới với nhiều biến động: dòng tiền bị siết chặt, chi phí vốn … đã tác động tâm lý - khiến các startup dè chừng, chưa mạnh dạn dấn thân chuyển đổi xanh, tuần hoàn. Cụ thể, đâu là thuận lợi, thách thức trong khởi nghiệp xanh-tuần hoàn? Các startup cần được hỗ trợ như thế nào trong vấn đề này? Chương trình hy vọng mang đến góc nhìn sát thực, mới mẻ về khởi nghiệp xanh qua hành trình sáng tạo và phát triển thương hiệu của CEO Phạm Đức Thọ với sản phẩm Egreen; cùng khuyến nghị của Tiến sỹ Lê Xuân Thịnh - Giám đốc Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tình hình chính trị, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến bất lợi, khó lường, gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng. Mặc dù vậy, “trong cái khó lại ló cái khôn”. Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đã không ngừng nỗ lực, chọn hướng đi phù hợp để vượt qua khó khăn thách thức. Xét ở một góc độ tích cực, chính dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự tái phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và quy trình làm việc theo hướng mọi thứ chuyển sang mô hình online và công nghệ hóa, ép các doanh nghiệp phải chuyển đổi số mạnh mẽ hơn giai đoạn trước. Trong giai đoạn phục hồi, doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để bứt phá đi lên. “Chuyển đổi số và yêu cầu đặt ra với doanh nghiệp khởi nghiệp” cũng là chủ đề của chương trình khởi nghiệp hôm nay. Các khách mời tham gia chương trình: - Tiến sỹ Hoàng Xuân Vinh, Viện nghiên cứu Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội - Ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
Sáng 22/12, diễn ra vòng chung kết Cuộc thi “Bệ phóng khởi nghiệp" lần thứ nhất, năm 2023. Cuộc thi do Thành đoàn - Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức. Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội giành đạt giải nhất với ý tưởng khởi nghiệp với Dự án "Cofuel – Viên nén sinh khối từ bã cà phê".
Xuất thân từ một gia đình nông dân, gia đình khó khăn nên anh thanh niên Nguyễn Hoài An ở xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đã chọn con đường xuất khẩu lao động tại Nhật. Nhờ đi nhiều nên chàng thanh niên 30 tuổi này đã nhận ra rằng trên quê hương của mình cũng có thể làm giàu mà không cần phải đi xuất khẩu lao động. Năm 2019 anh An về nước thành lập công ty trồng sả bán, lấy tên là Đại Phát - Vĩnh Long giải quyết cho hàng trăm lao động có việc làm ổn định.
Từ ngày 9-10.12, tại Sân Vận động Quốc gia Mỹ Đình, trong khuôn khổ Diễn đàn Khởi nghiệp sáng tạo Việt nam lần thứ IV đã diễn ra Sự kiện Triển lãm Đổi mới sáng tạo hàng tiêu dùng Việt nam 2023 và Đại hội Công nghiệp Nông nghiệp Quốc Gia. Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia phối hợp với Bộ Khoa học công nghệ, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, một số địa phương, Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt nam và các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp tổ chức. Tiếp nối thành công của các sự kiện trong 8 năm qua, Diễn đàn Khởi nghiệp sáng tạo Việt nam 2023 là sự kiện đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa với cộng đồng khởi nghiệp và doanh nhân sáng tạo. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. PV Xuân Lan thông tin:
Trồng và kinh doanh nhiều loại nấm thương phẩm, đó là mô hình khởi nghiệp độc đáo của chị Mai Thị Ánh Xuân ở ấp Phước Khánh, xã An Khánh, huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre). Mô hình này mở ra hướng đi mới, làm phong phú thêm ngành thực phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống theo hướng sạch, thân thiện với môi trường.
Trong hai ngày 28 và 29/10, tại TP.HCM diễn ra vòng Chung kết Cuộc thi Dự án khởi nghiệp Xanh lần 9 với 37 dự án đến từ 25 tỉnh, thành tham gia tranh tài. Cuộc thi do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp ùng một số doanh nghiệp phối hợp tổ chức.
Làm thế nào để Việt Nam in dấu đậm hơn trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu? Làm thế nào để dấu ấn đó không chỉ dừng lại ở khâu đóng gói, hoàn thiện sản phẩm và ứng dụng sản phẩm, mà Việt Nam còn là nơi phát minh, sáng tạo và sản xuất các sản phẩm thuộc hệ sinh thái bán dẫn và được toàn cầu đón nhận? Cơ hội, thách thức nào với cộng đồng startup Việt Nam trong hệ sinh thái bán dẫn toàn cầu? Các vị khách mời góp phần lí giải những nội dung này là ông Nguyễn Tử Quảng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghệ BKAV và ông Nguyễn Vân – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội, Giám đốc Học viện hướng nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
Tận dụng lợi thế từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương là quả hồng vành khuyên, chị Vương Thị Thương, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã quyết định khởi nghiệp, đầu tư xưởng sản xuất bước đầu thành công với sản phẩm hồng treo gió theo công nghệ Nhật Bản. Sau hơn 1 năm triển khai, đến nay, sản phẩm hồng treo gió của chị Thương đã đưa ra thị trường một số tỉnh thành, sản xuất đến đâu bán hết đến đó với doanh thu gần 1,5 tỷ đồng, tạo việc làm và tiêu thụ nông sản cho hàng chục hộ dân ở trong xã, giúp người dân yên tâm sản xuất. Ý tưởng sản xuất hồng vành khuyên treo gió của chị Vương Thị Thương đã được Hội LHPN Việt Nam trao giải nhất cuộc thi “Phụ nữ Khởi nghiệp” năm 2023.
Đang phát
Live