
Tỉnh Nghệ An khai mạc Lễ hội Làng Sen 2024 và Chương trình nghệ thuật “Vầng dương trời Việt”, nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.- Australia sẽ hỗ trợ thêm 8 dự án mới trị giá 8 triệu đô la Australia cho Việt Nam phát triển nông nghiệp bền vững.- Hơn 700 dự án tham dự Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ 6 đang diễn ra tại thành phố Cần Thơ.- Nga công bố sắc lệnh về cơ cấu Chính phủ với 10 phó Thủ tướng.- Bị yêu cầu di dời khỏi Rafah, người dân Palestine ở dải Gaza không biết đi đâu về đâu.
Theo bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp các quốc gia năm 2023 do Startup Blink - Trung tâm nghiên cứu và lập bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, Việt Nam xếp vị trí thứ 58 trên thế giới, hướng tới vị thế trung tâm khởi nghiệp hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam đạt 634 triệu USD năm 2022 và đạt gần 500 triệu USD trong nửa đầu năm 2023. Hiện nay, làn sóng doanh nghiệp khởi nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước. Hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia ngày càng hoàn thiện và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong thời gian tới. Trong hệ sinh thái đó, vai trò của các trường Đại học là rất quan trọng. "Đại học khởi nghiệp" sẽ là đại học "thế hệ thứ ba" sau đại học chỉ chuyên cung cấp kiến thức (thế hệ thứ nhất) và đại học chuyên nghiên cứu thiên về hàn lâm (thế hệ thứ hai). Cùng bàn luận về chủ đề: “Vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam” là các khách mời: Tiến sỹ Nguyễn Thị Hải Hà, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội; Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội; Doanh nhân trẻ Nguyễn Hữu Dũng, cựu sinh viên Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chiều nay (17/4), tại Hà Nội, Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia chính thức ra mắt Viện nghiên cứu khởi nghiệp và công bố báo cáo khung chỉ số khởi nghiệp quốc gia.
Giải pháp nào đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa qua nền tảng thương mại điện tử?- Đẩy mạnh liên kết để tạo sức bật cho ngành công nghiệp hỗ trợ.- Đà Nẵng - Điểm đến hấp dẫn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Trong các yếu tố liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp thì vốn và thị trường là 2 yếu tố có tính quyết định việc các doanh nghiệp lựa chọn lĩnh vực, quy mô và địa điểm để đầu tư sản xuất kinh doanh và phát triển thương hiệu. Khách mời bàn luận chủ đề “Bài toán vốn và thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp”:- Anh Trần Tuấn Linh, Giám đốc Viện Khởi nghiệp sáng tạo INIS- Chị Phạm Thị Hà, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quốc tế Moringa – chuyên sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ cây chùm ngây.
Khởi nghiệp đã khó, khởi nghiệp xu thế xanh, bền vững càng khó. Ở giai đoạn này, cộng đồng startup lại tiếp tục nhận được những tín hiệu tích cực về xu hướng phát triển trí thông minh nhân tạo (AI), trong bối cảnh tăng trưởng bền vững. Trên hầu hết các diễn đàn, nhiều doanh nhân ở nhiều lứa tuổi khác nhau đang bàn luận về tiềm năng, thách thức khởi nghiệp dựa trên các sản phẩm AI hoặc bằng chính sản phẩm AI. Mỗi người dân - có thể không phải là doanh nhân, startup, đều sẽ là đối tượng khách hàng tiềm năng, chịu tác động của các doanh nghiệp khởi nghiệp diện này. Vì vậy, sẽ hữu ích khi sớm nắm biết xu hướng phát triển của AI. Chương trình mang đến góc nhìn sát thực và mới mẻ về tiềm năng, thách thức khởi nghiệp lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, qua sự trao đổi của các chuyên gia, doanh nhân: ông Bùi Quý Phong – Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Giám đốc Sale và Marketing Việt Nam; Chuyên gia AI Lê Công Thành – Chủ tịch Công ty cổ phần Công nghệ Chọn lọc Thông tin (InfoRe Technology)
Gần đây, hợp tác xã thương mại dịch vụ nông nghiệp sạch Mỹ Phong (xã Mỹ Phong, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã có hướng đi riêng trong sản xuất kinh doanh và đã thành công. Trong thành quả này có sự đóng góp rất tích cực của chị Lê Thị Kim Chi, giám đốc HTX- người phụ nữ chọn trái dưa lưới để khởi nghiệp, giúp nông dân có đầu ra và thu nhập ổn định.
Thành phố Đà Nẵng có hơn 1.000 mô hình phụ nữ khởi nghiệp, tạo việc làm cho hàng ngàn phụ nữ hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuốc sống.
Chiều nay (01/03), Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội ra mắt Trung tâm Đổi mới, Sáng tạo và Khởi nghiệp (USTH Innovation Hub - UIH). Mục tiêu và chức năng của Trung tâm là thúc đẩy văn hóa đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; Hỗ trợ phát triển công nghệ và sản phẩm mới, tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa các học viện và ngành công nghiệp; Tổ chức và triển khai các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho cán bộ, giảng viên, sinh viên và cựu sinh viên của trường.
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 được Chính phủ phê duyệt đề ra mục tiêu tổng quát là thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội. Cam kết mạnh mẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP 26) cũng khẳng định quyết tâm phát triển một “nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững”. Phát triển kinh tế xanh cũng là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam, nhất là khi nhiều Hiệp định thương mại tự do mà nước ta tham gia có hiệu lực. Câu hỏi đặt ra là: Doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là doanh nhân trẻ cần làm gì để nắm bắt cơ hội khởi nghiệp xanh? Các bộ, ngành, địa ơphuowng cần làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia vào lĩnh vực này? ‘KHÁT VỌNG XANH” – cũng là chủ đề của chương trình Khởi nghiệp đặc biệt đầu Xuân mới. - Khách mời của chương trình là ông Lưu Đức Khải, Trưởng Ban nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và doanh nhân trẻ Lê Xuân Tùng, người sáng lập và cũng là Chủ tịch Thương hiệu Thời trang Biluxury.
Đang phát
Live