Tìm hướng đi mới, cách làm khác biệt để đánh thức những tiềm năng du lịch, văn hóa, thế mạnh nông, lâm nghiệp... Đó là lựa chọn của không ít thanh niên ở tỉnh miền núi Sơn La trong hành trình khởi nghiệp, lập nghiệp trên mảnh đất quê hương.
Theo Hội Nông dân tỉnh An Giang, trong 5 năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng dịch bởi Covid-19, tác động tiêu cực từ tình hình chính trị, kinh tế thế giới, biến đổi khí hậu…nhưng với sự đoàn kết, năng động, sáng tạo vượt qua khó khăn thách thức, nỗ lực lao động sản xuất…Cán bộ, hội viên Hội nông dân tỉnh An Giang đã xây dựng tổ chức hội và giai cấp nông dân Việt Nam vững mạnh toàn diện.
Khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, dược liệu đang là hướng đi được nhiều người lựa chọn để khai thác thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, nguồn dược liệu bản địa. Nhiều sản phẩm, thương hiệu đã được các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước gây dựng, trước hết với mong muốn cung cấp những sản phẩm tốt nhất, có giá trị cho người tiêu dùng Việt. Câu chuyện khởi sự kinh doanh vì thế cũng thấm đẫm tinh thần bền bỉ vượt khó, gian nan không nản, để tạo nên các sản phẩm Việt thực sự có giá trị. Chương trình Khởi nghiệp của Đài TNVN hôm nay với chủ đề: “Phát triển sản phẩm Việt - tăng kết nối – nâng giá trị”, chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng với: - Doanh nhân Phạm Thị Hà, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quốc tế Moringa – sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm chế biến từ cây chùm ngây. - Anh Phạm Văn Minh, Giảng viên, chuyên gia Quản trị doanh nghiệp và Đào tạo Kỹ năng mềm, Viện Khởi nghiệp sáng tạo, Trường Đại học Nguyễn Trãi.
Huyện Lắk, tỉnh Đắc Lắc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái cộng đồng. Với niềm đam mê của mình, Y Xim Ndu- người dân tộc M nông đã quyết tâm làm du lịch gắn với văn hóa bản địa đặc sắc, giúp người dân ở địa phương có thêm thu nhập, vừa quảng bá được hình ảnh, văn hóa bản địa của người M’nông, vừa góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa cồng chiêng. Việc xây dựng, thiết kế các sản phẩm du lịch trải nghiệm cũng đang được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, du lịch trên địa bàn đầu tư, xây dựng thương hiệu khi khởi nghiệp, phát triển du lịch gắn với nông nghiệp. Anh Y Xim Ndu, dân tộc M.nông mạnh dạn khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch sẽ chia sẻ những khó khăn cũng như nỗ lực vượt khó trong bước khởi đầu.
- Xây dựng thương hiệu đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Thương hiệu chính là sự bảo chứng cho uy tín của doanh nghiệp hay sản phẩm, giúp thu hút khách hàng, nhà đầu tư, đối tác và nhân sự tiềm năng, trở thành tài sản có giá trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên có một thực tế đáng buồn là hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam chưa có ý thức xây dựng thương hiệu. Nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng, việc xây dựng thương hiệu là quá trình tốn kém và chỉ phù hợp cho những doanh nghiệp lớn “mạnh gạo, bạo tiền”. Điều này dẫn đến nhiều hạn chế trong cạnh tranh. - Vậy, doanh nghiệp khởi nghiệp làm gì để xây dựng thương hiệu trong tình hình hiện nay? Đây cũng là chủ đề của chương trình khởi nghiệp hôm nay. Khách mời của chương trình là Doanh nhân Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh và Phó Giáo sư-Tiến sỹ Phan Chí Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên 7cứu Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sáng nay (2/6), Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp tỉnh Đắk Lắk năm 2023 với nhiều hoạt động sôi nổi.
“Chuyển đổi số không thể một người, không thể một tổ chức, một nước, một Chính phủ làm được. Chuyển đổi số là công cuộc cần sự tham gia của tất cả mọi người. Tài nguyên số còn hơn “mỏ vàng”, cả thế giới đều đang nỗ lực tạo lập và tranh thủ khai thác. Đây là tài nguyên của tư duy và dành cho tư duy sáng tạo”. Đó vừa là yêu cầu, vừa là mong muốn của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2023 vừa bế mạc ngày 25/5 với chủ đề “Khai phá sức mạnh dữ liệu số, tiến vào tương lai chuyển đổi số”. Đó cũng chính là thông điệp gửi tới cộng đồng Startup Việt Nam. Chương trình có sự tham gia bàn luận, chia sẻ kinh nghiệm của ông Nguyễn Tử Quảng - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn công nghệ BKAV, Chủ tịch Ủy ban phát triển trí tuệ nhân tạo, Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA); anh Nguyễn Văn Thành – Nhà sáng lập, Giám đốc Công nghệ Công ty Cổ phần công nghệ mạng Lancs việt Nam (Lancs network); cùng tham vấn từ ông Mai Duy Quang – Phó Chủ tịch VINASA, phụ trách khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
“Chữ tín quý hơn vàng”, “chữ tín khó mấy cũng làm”... là thông điệp, kim chỉ nam đối với nhiều doanh nghiệp lớn trên thương trường. Thực tế đã chứng minh, khi các doanh nghiệp nhận thức rõ giá trị của chữ tín trong hoạt động sản xuất kinh doanh để bền bỉ thực hiện qua nhiều năm nay rồi sẽ có một ngày đạt kết quả như mong muốn. Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp thì việc hiểu rõ vai trò và giá trị của chữ tín để ý thức vun đắp, xây dựng ngay từ những ngày đầu lập nghiệp chính là chọn hướng đúng để đi đến thành công. Trong nền kinh tế thị trường, chữ tín càng có giá trị và mang lại tính cạnh tranh cao cho mỗi doanh nghiệp. Chương trình Khởi nghiệp của Đài TNVN hôm nay với chủ đề: “Giá trị của chữ tín trong kinh doanh và việc xây dựng chữ tín trong hành trình khởi nghiệp”, chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng với:- Doanh nhân Đỗ Thị Như Quỳnh, TGĐ Công ty Cổ phần SX Thương mại XNK Ngân Hà- Anh Trần Tuấn Linh, Giám đốc sáng tạo Công ty Cổ phần Thiết kế ADD Việt Nam.
Thời gian gần đây, nhiều mô hình, ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt là của các bạn trẻ, đã đạt được những thành công nhất định, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và tạo việc làm cho người lao động. Chuyển đổi số và tiếp cận những kênh bán hàng hiện đại là những điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp ứng phó với các thách thức mới để nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, doanh nghiệp khởi nghiệp đang gặp khó khăn trong việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường. Trong khó khăn luôn có những cơ hội xuất hiện. Thành công sẽ đến với những người nhanh nhạy, thay đổi kịp với thời cuộc có thể mang lại giá trị, đột phá mới. Vậy, doanh nghiệp khởi nghiệp cần làm gì để bán được hàng trên các sàn thương mại điện tử? – Đây cũng là chủ đề của chương trình Khởi nghiệp, với sự tham gia bàn luận của các khách mời: Doanh nhân Hoàng Hữu Thắng, Chủ tịch HĐQT Intech Group và Chuyên gia Thương mại điện tử Vũ Bảo Thắng - CEO Meta Ecom, một hệ sinh thái hỗ trợ thương mại điện tử.
Đang phát
Live