Thương mại điện tử hay mua bán online là phương thức kinh doanh hiệu quả, đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế cùng những giá trị vô hình cho đời sống-xã hội. Gần hai năm qua, đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội, hoạt động này càng thể hiện tính hữu dụng – cho thấy tiềm năng khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, dựa trên nền tảng số. Chương trình hôm nay, mời quý vị tìm hiểu thực tiễn này qua chia sẻ của CEO Lê Anh - Cty TNHH và Thương mại dịch vụ Lê Gia, doanh nghiệp trẻ chuyên sản xuất kinh doanh mặt hàng nước mắm truyền thống; cùng gương mặt-giọng nói quen thuộc trên các phương tiện truyền thông, đó là CEO Hoàng Tùng – Giám đốc chuỗi nhà hàng ăn nhanh Pizza Home
Sáng nay, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tổ chức Lễ phát động “Hành trình Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2021 với chủ đề “Chuyển đổi số - Động lực từ thanh niên khởi nghiệp”.
Đại dịch Covid-19 khiến xuất hiện rồi lây lan trên diện rộng trong suốt gần 2 năm qua đã khiến cho khoảng ba phần tư startup tại hầu khắp các quốc gia trong đó có Việt Nam phải tạm dừng, và không có hi vọng huy động được thêm vốn đầu tư trong ngắn hạn. Tuy nhiên, cũng chính trong bối cảnh khó khăn này, nhiều startup Việt lại có hoạt động hiệu quả và tăng trưởng mạnh mẽ. Theo phân tích của các chuyên gia, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, sẽ có rất nhiều cơ hội mở ra đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam. Cùng lắng nghe chia sẻ của doanh nhân Nguyễn Hữu Sơn, chủ tịch HĐQT Công ty WaveEX Việt Nam và ông Nguyễn Hữu Lương, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Tránh “bệnh” thành tích trong công tác thi đua khen thưởng.- Nữ y tá chữa bệnh miễn phí tại ngôi làng nghèo ở Yemen.- Mô hình khởi nghiệp rửa xe ô tô lưu động bằng công nghệ mới tiết kiệm nước của chàng trai 9X tại Cần Thơ.- Sáng kiến giáo dục bền vững từ rác thải tái chế, với mô hình “Bảo tảng mini” vừa đạt giải Nhì cuộc thi Thanh niên sáng tạo vì khí hậu năm 2021.
Vốn xuất thân là sinh viên ngành cơ khí, thay vì chọn công việc ổn định ở các công ty lớn, anh Nguyễn Thanh Phong, ở phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ đã “tiên phong” đầu tư phát triển mô hình rửa xe bằng công nghệ hơi nước nóng lưu động. Mô hình này đánh dấu chặng đường khởi nghiệp của anh Thanh Phong, thu hút khá nhiều người đến tham quan, trải nghiệm.
-Trẻ mồ côi vì COVID-19 - Cần lắm những vòng tay -Câu chuyện khởi nghiệp của các cô gái trẻ người Dao
Trong hơn 810.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam thì số doanh nghiệp do nữ làm chủ chiếm tới 25%. Phát biểu tại lễ trao giải Phụ nữ Việt Nam và cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2021, Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh: Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp, chiến lược để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đầu tư công nghệ, chuyển đổi số, nhằm tạo thuận lợi cho môi trường khởi nghiệp tại Việt Nam, trong đó có hỗ trợ cho phụ nữ khởi nghiệp. Tuy vậy, khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt với phụ nữ - hành trình khởi nghiệp vốn đã khó khăn lại càng thêm khó. Nhận diện những khó khăn này ra sao? Và điểm tựa nào cho phụ nữ tự tin khởi nghiệp? Bà Lê Thị Khánh Vân - Phó chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, Giám đốc Trung tâm ứng dụng Khoa học công nghệ và khởi nghiệp bàn luận về câu chuyện này.
Thị trường lao động đang có rất nhiều biến động. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên nhưng các doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn rất khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự phù hợp. Nhân sự phù hợp là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Người sáng lập công ty có thể bắt đầu doanh nghiệp một mình, nhưng không thể xây dựng và phát triển công ty một mình. Trong suốt hành trình xây dựng doanh nghiệp, người sáng lập doanh nghiệp phải tuyển dụng cộng sự, nhân viên đi cùng, vượt qua nhiều khó khăn thử thách. Ngân sách tài chính thì hạn hẹp, điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, môi trường làm việc tùy thuộc vào hoàn cảnh... Vậy, làm sao để tuyển dụng đúng người, đúng việc và giữ họ ở lại với mình? “Giải bài toán nhân sự đối với doanh nghiệp khởi nghiệp” -Cùng bàn luận vấn đề này là Doanh nhân Lê Dung - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo và phát triển nhân lực Dgroup và ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh.
Ngành thống kê tính toán, trải qua gần 2 năm sóng gió vì đại dịch Covid19, cả nước có khoảng 200 nghìn doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động, giải thể - Trung bình mỗi tháng hơn 10.000 doanh nghiệp rời khỏi thương trường, chủ yếu là doanh nghiệp quy mô dưới 5 tỷ đồng. Trước thực trạng này, chắc hẳn nhiều doanh nhân-doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang mong sớm có thể bắt tay triển khai dự án sẽ băn khoăn cho hành trình phía trước. Liệu có cách thức nào để các Startup vượt qua giai đoạn khó khăn này? Ai hay đơn vị, tổ chức nào có thể hỗ trợ cộng đồng Startup trong bối cảnh hiện tại? Chương trình KHỞI NGHIỆP, trên VOV1 mang tới những thông tin hữu ích cho quý vị và các bạn!
Trong điều kiện rất nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau, nhất là hoạt động du lịch đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid19, thậm chí phải ngừng hoạt động trong thời gian dài. Các doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp đã vượt qua thử thách này như thế nào? Các bước thích ứng và xây dựng kịch bản để hồi phục trở lại trong thời gian tới ra sao? Chương trình Khởi nghiệp của Đài TNVN hôm nay với chủ đề “Doanh nghiệp du lịch vượt khó - câu chuyện từ thực tế” trên Kênh thời sự VOV1 cùng chung mong muốn kết nối và lan tỏa thông điệp từ các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch hay các doanh nhân khởi nghiệp, để cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức, để ngành du lịch sớm phục hồi và phát triển. Quý vị và các bạn quan tâm tới chủ đề này, hãy gọi tới số điện thoại: 02439341040 để trao đổi với khách mời của chương trình. Bây giời, xin giới thiệu khách mời của chương trình hôm nay: Chị Dương Mai Lan – TGĐ Công ty Cổ phần lữ hành và sự kiện Thuận An (Asend Traval and Media). Chị Nguyễn Ngọc Hoàng Anh, GĐ Công ty Hana Group (Đà Lạt, Lâm Đồng)
Đang phát
Live