Năm 2025 là năm đặc biệt ý nghĩa với mốc dấu mốc quan trọng Kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam. Trong một kỷ nguyên của những khát vọng mới, báo chí nói chung và báo chí đối ngoại cần phải đổi mới và kiến tạo nhằm nâng cao vị thế đất nước.
Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 (DIFF 2025) có chủ đề “Đà Nẵng – Kỷ nguyên mới” mang thông điệp đánh dấu hành trình 50 năm hội nhập và phát triển, kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng thành phố. Lễ khai mạc diễn ra vào tối 31/5/2025 và bế mạc tối 12/7/2025. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi Họp báo khởi động Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 và chuỗi sự kiện đồng hành do UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức sáng nay (8/01).
Tháng 9 năm ngoái, tại Geneva (Thụy Sĩ), Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới đã công bố Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024, Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023, trong đó có 3 chỉ số đứng đầu thế giới. Trong 14 năm liền, Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển. Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 57 là minh chứng rõ nét thể hiện tầm nhìn chiến lược và quyết tâm chính trị của Đảng ta trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Vấn đề là cần có trợ lực ra sao để đổi mới sáng tạo tiếp tục là đòn bẩy cho phát triển kinh tế trong kỷ nguyên mới. PV Xuân Lan có bài viết “Đổi mới sáng tạo- xu thế tất yếu trong kỷ nguyên mới”:
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15 là kỳ họp dài nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã giải quyết khối lượng công việc đồ sộ từ công tác nhân sự, lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã làm việc với tinh thần thẳng thắn, quyết liệt, với sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy lập pháp, quyết tâm tháo gỡ những điểm nghẽn, vướng mắc pháp luật nhằm khơi thông các nguồn lực cũng như có những quyết sách trọng đại kiến tạo phát triển, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu hoàn thành và báo cáo Trung ương Phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong quý 1 năm sau.- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân rời Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Singapore.- Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ hướng đến mục tiêu 16 tỷ đô la Mỹ trong năm nay.- Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề “Khu thương mại tự do - Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics” diễn ra hôm nay và ngày mai tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.- Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cảnh báo việc đánh thuế 100% lên các nước thuộc nhóm BRICS, nếu nhóm này tìm cách thay thế đồng đô la trong giao dịch quốc tế.- Trung Quốc đạt đột phá trong cấy ghép thận lợn chỉnh sửa gen cho khỉ.
Đã có 190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024. Đây là những doanh nghiệp đáp ứng hệ thống các tiêu chí của Chương trình THQG Việt Nam, là những doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện cho Thương hiệu Việt Nam. Việc chuyển đổi kinh tế xanh là yêu cầu bắt buộc trên thế giới. Chuyển đổi xanh của doanh nghiệp gắn chặt với công cuộc chuyển đổi xanh, phát triển bền vững của một quốc gia. Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024 nhấn mạnh chủ đề “Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh”. “Nâng cao vị thế Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong kỷ nguyên mới” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật với sự tham gia của các vị khách mời là ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục XTTM (Bộ Công Thương) và ông Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục SHTT (Bộ KHCN) - Chuyên gia Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam).
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định vàphát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Trong hai chương trình trước chúng tôi đã phát sóng hai phần của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” với mong muốn góp thêm tiếng nói nhằm hoàn thiện hơn văn bản pháp lý quan trọng này, để tập trung, phát huy tối đa sức mạnh nguồn lực cho đầu tư vào ngành điện, để phát triển thị trường điện cạnh tranh minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Chương trình hôm nay sẽ phát sóng phần 3 của loạt bài với nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia” .
Đảm bảo điện - “bánh mì” của công nghiệp - trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng gắn liền với “xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đòi hỏi Luật Điện lực phải được sửa đổi toàn diện, là công cụ để giải quyết hiệu quả các “điểm nghẽn” đang còn tồn tại như vấn đề “bao tiêu” sản lượng điện mua từ các nhà máy điện, hay cơ chế giá điện còn chưa được tính đúng, tính đủ, vẫn đang thực hiện “bù chéo” giữa các nhóm khách hàng v.v. “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để phát triển thị trường điện cạnh tranh” là nội dung bài 2 của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” được đề cập ngay sau đây.
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định và phát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Bài 3 - cũng là bài cuối của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” có nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia”. Bài viết sẽ điểm ra một số lát cắt nhỏ trong các vấn đề lớn đang còn tồn tại, cần thiết phải bổ sung, chỉnh sửa để thấy vẫn còn nhiều việc phải hoàn thiện trong việc sửa đổi toàn diện Luật Điện lực, nhằm hiện thực hoá “mục tiêu kép”: chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng.
Đảm bảo điện - “bánh mì” của công nghiệp - trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng gắn liền với “xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đòi hỏi Luật Điện lực phải được sửa đổi toàn diện, là công cụ để giải quyết hiệu quả các “điểm nghẽn” đang còn tồn tại như vấn đề “bao tiêu” sản lượng điện mua từ các nhà máy điện, hay cơ chế giá điện còn chưa được tính đúng, tính đủ, vẫn đang thực hiện “bù chéo” giữa các nhóm khách hàng v.v. “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để phát triển thị trường điện cạnh tranh” là nội dung bài 2 của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” được đề cập ngay sau đây.
Đang phát
Live