Đổi mới thể chế, bước đột phá tạo tiền đề để đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Đại biểu quốc hội Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban tài chính- Ngân sách của Quốc hội khóa 15 và Tiến sĩ Nhị Lê, nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản cùng bàn luận câu chuyện này.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từng nói “Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam và để góp phần đưa đất nước bước vào, kỷ nguyên mới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam trên con đường xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội", Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bến Tre phấn đấu trở thành tỉnh khá vào năm 2030 và là nơi đáng sống vào năm 2050. Đáng quan tâm là Tỉnh ủy Bến Tre có NQ 04 đưa ra định hướng phát triển tỉnh về hướng Đông. Với nguồn lực nội tỉnh và nguồn hỗ trợ của TW và các nguồn bên ngoài, Đảng bộ và Nhân dân xứ Dừa đang tập trung ưu tiên xoay trục phát triển về các huyện ven biển.
Trong 2 ngày 11-12/10, tại thành phố Đà Nẵng, Hội Tim mạch học Việt Nam tổ chức Hội nghị Khoa học Tim mạch Can thiệp Toàn quốc lần thứ 10 với chủ đề “Can Thiệp Tim mạch trong kỷ nguyên mới: Kết nối – Chia sẻ - Thành công”. Tại đây các chuyên gia cho biết: Việt Nam có 140 trung tâm Tim mạch can thiệp, bao phủ hầu hết các tỉnh thành, trong đó có 6 trung tâm (trong đó có Viện Tim mạch quốc gia) được chứng nhận quốc tế là trung tâm độc lập can thiệp thay van động mạch chủ qua đường ống thông.
Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mông Cổ, Ireland, thăm chính thức Cộng hòa Pháp, tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 đã tạo ra nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng- Dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hơn lúc nào hết, ASEAN cần lấy tự cường làm nền tảng để vươn tầm, lấy kết nối làm trọng tâm để bứt phá, và lấy đổi mới sáng tạo làm động lực để tiên phong dẫn dắt- Thủ tướng Nhật Bản quyết định giải tán Hạ viện, tiến hành tổng tuyển cử trước thời hạn, bất chấp sự phản đối của phe đối lập- Triều Tiên tuyên bố cắt đứt và phong tỏa vĩnh viễn biên giới phía Nam với Hàn Quốc
Vào ngày này cách đây 79 năm, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, long trọng tuyên bố với thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mùng 2/9 năm 1945 mở ra trang sử mới cho sự phát triển của dân tộc, giúp Việt Nam vươn lên trở thành biểu tượng hòa bình, ổn định, hiếu khách, điểm đến của các nhà đầu tư và du khách quốc tế; thực hiện khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc, thịnh vượng, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Sau gần 8 thập kỷ, chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện. Đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, tạo động lực mới, đưa nước ta tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, hiện đại.., Nhân kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 79 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết nhan đề “CHUYỂN ĐỔI SỐ - ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT, HOÀN THIỆN QUAN HỆ SẢN XUẤT ĐƯA ĐẤT NƯỚC BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI”.
Sáng nay 27/3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Ủy ban Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản thuộc Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) tổ chức cuộc họp khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1. PV Xuân Lan thông tin:
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa công bố kế hoạch hợp tác để giúp đưa các nước Trung Á lên tầm phát triển mới, từ xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng đến thúc đẩy thương mại. Việc công bố kế hoạch chi tiết cho sự phát triển trong tương lai của quan hệ Trung Quốc - Trung Á, trong đó thông qua Cơ chế Thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á đã mở ra kỷ nguyên mới, đưa quan hệ hợp tác song phương giữa Trung Quốc và các nước Trung Á toàn diện, sâu sắc và đa chiều.
Sau 3 năm rời khởi Liên minh châu Âu (EU), Anh và EU đã chính thức ký thực thi Khung thỏa thuận Windsor, nhằm giải quyết tình trạng bế tắc thương mại giữa London và Brussels hậu Brexit và khắc phục những bất cập trong Nghị định thư Bắc Ai-len. Trước đó, hồi cuối tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen đã đạt được nhất trí về Khuôn khổ Windsor. Việc thực thi khuôn khổ Windsor được kỳ vọng sẽ mở đường cho Anh thiết lập mối quan hệ kinh tế gần hơn với Liên minh châu Âu, sau một thời gian nước Anh chịu quá nhiều khó khăn do tác động của Brexit.
Đang phát
Live