Đổi mới xây dựng, thi hành pháp luật đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
VOV1 - Xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ, sự dịch chuyển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, cuộc cách mạng về chuyển đổi số...đang diễn ra quyết liệt ở Việt Nam, cơ hội và thách thức đối với công tác xây dựng, thi hành pháp luật.

Xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ, sự dịch chuyển của nền kinh tế thế giới, những vấn đề xã hội, văn hóa, an ninh, môi trường… cũng như cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, cuộc cách mạng về chuyển đổi số đang diễn ra quyết liệt ở nước ta… Đây là những cơ hội đồng thời cũng là thách thức đặt ra đòi hỏi công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật phải đổi mới, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Đây cũng là những vấn đề được đặt ra và phân tích nhiều chiều trong Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đổi mới tư duy xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” được Bộ Tư pháp phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức mới đây:

Đất nước ta đang thực hiện mạnh mẽ cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và chuyển đổi số, trong bối cảnh yêu cầu chung đòi hỏi sự tăng tốc, bứt phá về tăng trưởng kinh tế. Đáp ứng yêu cầu đó, pháp luật với vai trò điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội cần phải đổi mới trước hết. Tư duy pháp lý và công nghệ lập pháp phải được thay đổi mạnh mẽ từ chỗ thụ động, “chạy theo” sự việc, hiện tượng xã hội và quan hệ xã hội sang chủ động, đón đầu và định hướng cho quan hệ xã hội. Trong xây dựng pháp luật cần chú trọng bảo đảm tính dự báo và thích ứng cao, các quy phạm pháp luật có đủ khả năng kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Pháp luật cũng cần là công cụ hữu hiệu để giải quyết hàng loạt vấn đề mới đặt ra cho quản trị quốc gia và quản lý phát triển xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp 4.0; tăng cường tính minh bạch, công khai nhằm hướng đến loại bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế và kế thừa, nội luật hoá các quy phạm pháp luật quốc tế. Tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đổi mới tư duy xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” do Bộ tư pháp phối hợp với Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức mới đây, GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phân tích:

Băng: Về đổi mới tư duy xây dựng và thi hành pháp luật để đáp ứng hay thích ứng với những thay đổi mới trong và ngoài nước, chuyển từ tư duy quản lý sang tư duy quản trị phục vụ phát triển, kiến tạo và chuyển từ tư duy bị động sang tư duy phản ứng. Chúng ta nhiều khi sửa là hơi bị động thực tiễn đi trước, cuối cùng pháp luật đi theo. Tất nhiên là có thực tiễn mới thì mới sửa nhưng mà phải dự báo được, dự liệu được, chủ động hơn, chấm dứt tình trạng không quản được thì cấm, tăng tư duy phục vụ người dân và doanh nghiệp, kiến tạo phát triển xây dựng pháp luật, phục vụ hoàn thiện đồng bộ thể để phát triển nhanh bền vững đất nước, vừa bảo đảm yêu cầu về quản lý nhà nước thì vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng sức sản xuất khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển.

          Nhận định những cơ hội và thách thức của tình hình đối với công tác xây dựng và thực thi pháp luật, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang được thực hiện quyết liệt, theo PGS,TS Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, phải tập trung lãnh đạo công tác thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, đặc biệt là trong kỷ nguyên mới thì có rất nhiều nội dung mới. Trong bối cảnh hoàn toàn mới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, của hội nhập quốc tế sâu rộng, không gian, thời gian của quan hệ pháp luật đã được thay đổi, về chủ thể thay đổi, nội dung của các quan hệ pháp luật cugnx thay đổi, do đó, tư duy về pháp luật phải thay đổi:

Băng: Bước sang kỷ nguyên mới, cách mạng về tổ chức bộ máy đòi hỏi phải sửa đổi Hiến pháp. Theo tôi, đây không phải là việc gấp, chúng ta đã có 10 năm thi hành Hiến pháp. Gần đây Nghị quyết 27 đặt ra tư tưởng, đề xuất thiết chế mới đặt ra. Một số luật có thể cần phải sửa nhanh hơn, thích ứng hơn. Cần phải sửa theo cả chiều rộng và chiều sâu.

Nhìn nhận những cơ hội, thách thức và đòi hỏi của chuyển đổi số, của sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ đối với đổi mới công tác xây dựng và thực thi pháp luật, ông Nguyễn Văn Khoa, tổng giám đốc tập đoàn FPT đề nghị cần phải đầu tư nguồn lực cho công tác này. Ông Nguyễn Văn Khoa đề nghị:

Băng: Bộ Tư pháp cần có cơ chế đặc thù, chi 15 % ngân sách hằng năm cho công nghệ thông tin và chuyển đổi số, trong đó trích 20 % cho lĩnh vực an ninh an toàn thông tin mạng. Các cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật của Bộ Tư pháp tồn tại dưới rất nhiều rất nhiều dạng, cần tái cấu trúc lại cơ sở dữ liệu quốc gia, chuẩn hóa lại cấu trúc theo tiêu chuẩn định dạng; xây dựng ứng dụng, quản lý chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho toàn bộ quy trình xây dựng và thực thi văn bản pháp luật từ giai đoạn xây dựng nội dung chính sách cho đến đánh giá tác động đến thẩm định thẩm tra đến giai đoạn xem xét…

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng “Cần có một nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới tư duy, xây dựng và thi hành pháp luật”. Thống nhất cao với đề xuất xây dựng một nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương hoặc của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh:

Băng: “Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam trong giai đoạn mới, bảo đảm tinh gọn mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Hoàn thiện pháp luật về hình sự và tố tụng tư pháp đổi mới. Hơn nữa, chính sách hình sự sớm xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới phi truyền thống để hình thành các động lực tăng trưởng mới, các quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất mới, các ngành công nghiệp mới như trí tuệ nhân tạo, kinh tế số. tiền kỹ thuật số, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường”

Thể chế kiến tạo, công khai, minh bạch là động lực quan trọng nhất, đóng vai trò khơi thông, thúc đẩy và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước cho phát triển. Khi các nguồn lực được cộng hưởng và phát huy sức mạnh, đất nước sẽ vững bước vào kỷ nguyên mới với sự tự chủ, tự tin và phát triển.

 

Xem trên các nền tảng khác

Bình luận