
Với quy mô 100 triệu dân, mức sống người dân ngày càng tăng, thị trường nội địa còn nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp khai thác. Tính chung 5 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với các giải pháp của bộ, ngành như tập trung triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua thương mại điện tử, các doanh nghiệp bán lẻ đang đẩy mạnh khuyến mại, kích cầu tiêu dùng với kỳ vọng sẽ tạo động lực mới cho ngành bán lẻ các tháng tiếp theo.
Sở Công Thương Hà Nội đã phát động Chương trình khuyến mại tập trung Tp. Hà Nội năm 2023, giới thiệu chuỗi các hoạt động sự kiện khuyến mại trọng tâm vào các tháng 5, 7 và 11/2023. Chương trình góp phần kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tiếp tục hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã làm thay đổi nhận thức, hành vi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Theo Ban chỉ đạo Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, sức mua của người tiêu dùng đối với hàng Việt ngày càng tăng cao và có tới hơn 90% người tiêu dùng tự xác định khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam; 75% người tiêu dùng khuyên người thân trong gia đình, bạn bè nên mua hàng Việt... Đến nay, hàng Việt đã chiếm tỷ lệ hơn 90% trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước, còn tại các hệ thống siêu thị nước ngoài ở Việt Nam, tỷ lệ này chiếm từ 60 - 96%. Đây chính là những lợi thế để doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị phân phối có cơ hội phát triển mạnh hơn trong thời gian tới. Khách mời tham gia chương trình Chuyên gia của bạn: Ông Lê Văn Liêm - Giám đốc khu vực Miền Bắc, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op).
Tại cuộc họp báo về hoạt động Quý 1 của ngành công thương được tổ chức chiều nay (4/3), Sở Công thương TP.HCM cho biết, Chương trình Bình ổn giá năm 2023 có 44 doanh nghiệp tham gia, tăng 3 doanh nghiệp so với năm 2022. Nhiều doanh nghiệp đã giảm giá các mặt hàng để kích cầu tiêu dùng.
Từ năm 2015, Chương trình Kích cầu đầu tư của TP.HCM đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI và đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, hơn 2 năm nay, chương trình bị “ách” lại khiến nhiều doanh nghiệp lao đao.
Lượng khách du lịch đến tỉnh Thừa Thiên Huế trong tháng đầu năm 2023 và những ngày sau Tết tăng cao. Đây là tín hiệu lạc quan đối với ngành Du lịch địa phương. Tỉnh này đang triển khai nhiều giải pháp, chương trình kích cầu du lịch toàn diện; kết nối các hãng lữ hành lớn nhằm thu hút và phục vụ khách tốt nhất.
Hiện nay, các siêu thị, trung tâm thương mại tại TP.HCM liên tục tung ra nhiều chương trình giảm giá, tặng quà Tết cho khách hàng, thu hút đông đảo người dân tới mua sắm.
Dịp đầu năm mới với hai kỳ nghỉ lễ Tết Dương lịch và Tết Nguyên Đán vốn là một trong những mùa cao điểm của du lịch. Để đón đầu thời điểm này, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành của TP.HCM đang tung ra các chương trình khuyến mãi, kích cầu với mức giá rất ưu đãi dành cho du khách.
Dịch COVID-19 khiến các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để kích cầu tiêu dùng, các chương trình khuyến mại, giảm giá, bán hàng ưu đãi… được đẩy mạnh triển khai. Tuy nhiên làm sao để tạo hiệu ứng tích cực từ các chương trình khuyến mại thì đây là một bài toán khó cho các doanh nghiệp.
Tăng cường ngăn chặn hàng giả để bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng.- Xuất khẩu dệt may “cán đích” 39 tỷ USD trong năm nay.- Khuyến mại kích cầu tiêu dùng: Bài toán chi phí cho doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế.
Đang phát
Live