
9 tháng năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Song thị trường nội địa được đánh giá là vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác, ưu tiên kích cầu tiêu dùng nội địa được coi là giải pháp quan trọng để đóng góp cho tăng trưởng GDP từ nay đến cuối năm.
Đẩy mạnh các chương trình kích cầu, bình ổn thị trường dịp cuối năm.- Thị trường bánh Trung thu đa dạng mẫu mã, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn.- Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam nộp Ngân sách nhà nước cao, đảm bảo than - khoáng sản cho các hoạt động kinh tế và hoàn thanh toàn diện kế hoạch sản xuất kinh doanh cả giai đoạn 2018-2022.
Sau gần 15 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt", từ việc vận động dùng hàng Việt, giờ đây người tiêu dùng đã chủ động tiếp cận, chủ động sử dụng hàng Việt khi mua sắm hàng hóa, từ sự thân quen, gần gũi đã trở thành niềm tin, không ít người tiêu dùng đã chọn hàng Việt Nam là số một trong giỏ hàng hóa mua sắm của gia đình. Tuy nhiên, kinh tế nước ta có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiều thách thức mới, hàng hóa nước ngoài nhập khẩu nhiều hơn, trong khi đó, quy mô của các doanh nghiệp nước ta nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao... Chương trình Dòng chảy kinh tế có chủ đề “Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Lan toả niềm tự hào Việt Nam” với sự tham gia bàn luận của PGS.TS Phan Chí Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
Tính chung 8 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Sức mua hồi phục cùng nhiều chính sách kích cầu được triển khai, thị trường trong nước được kỳ vọng là “đòn bẩy” hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng của nền kinh tế
Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9, các hệ thống siêu thị WinMart, Big C, Saigon Co.op … đồng loạt triển khai chương trình khuyến mại, giảm giá đến 50%.
7 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chính sách kích cầu tiêu dùng, các hoạt động quảng bá du lịch được đẩy mạnh đã góp phần duy trì tăng trưởng khu vực này và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả nước.
Kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tìm đầu ra trong bối cảnh nhiều khó khăn.- Tiếp tục triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước.- Giá gạo bán lẻ tại thị trường Hà Nội tăng từng ngày, người tiêu dùng lo lắng.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có khá nhiều yếu tố bất định, Việt Nam đã thận trọng trong dự báo, đánh giá các diễn biến lớn, bất thường. Mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay của Việt Nam trở nên khá khó khăn trong bối cảnh những tác động từ thế giới còn khó lường và khu vực sản xuất trong nước còn chưa hoàn toàn hồi phục. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để thực hiện tốt hơn nữa các kết quả trong thời gian tới, cần rà soát, làm rõ nguyên nhân, từ đó triển khai quyết liệt các giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Chương trình Shopping Season 2023 với chủ đề "Tưng bừng mua sắm Hè 2023” diễn ra từ ngày 15/6 đến ngày 15/9, do Sở Công thương TP.HCM và các doanh nghiệp tổ chức, đang thu hút đông đảo người dân tới mua sắm. Các điểm mới trong nội dung và hình thức của chương trình nhằm góp phần kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh thị trường bán lẻ tăng trưởng chậm.
Nền kinh tế 6 tháng đầu năm gặp khó, phản ánh rõ qua các con số thống kê, đã được các chuyên gia, nhà quản lý phân tích, lý giải. Một trong những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng cả năm nay, để đạt được kết quả theo “kịch bản cao” – xấp xỉ mức mục tiêu mà Chính phủ đề ra là 6,5% trong năm nay- đó là kích cầu tiêu dùng trong nước. Vậy cần “kích cầu” từ đâu, trong bối cảnh cảnh nhiều ngành hàng, lĩnh vực gặp khó, thu nhập người lao động giảm sút?
Đang phát
Live