
VOV1 - Chế biến sâu là câu chuyện đã được các chuyên gia, nhà quản lý đề cập nhiều lần nhằm nâng cao giá trị nông sản nói chung. Thời gian qua, một số chuỗi liên kết sản xuất, chế biến sâu trong lĩnh vực cà phê đã được hình thành ở quy mô hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
VOV1 - Canh tác ữu cơ là con đường được nhiều quốc gia sản xuất nông nghiệp trên thế giới lựa chọn. Trong những năm qua, Việt Nam cũng đang tích cực hội nhập và triển khai mô hình này nhằm mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng.
Trên toàn cầu, nông nghiệp hữu cơ đang ngày càng được chú trọng và phát triển. Các quốc gia Liên minh châu âu, Mỹ,Nhật Bản đều đã áp dụng và phát triển mạnh mẽ hệ thống nông nghiệp này. Xu hướng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm an toàn, tốt cho sức khoẻ, cùng với sự gia tăng nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Những năm gần đây, xu hướng mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng đang dần phát triển nhanh chóng tại Việt Nam.Nhận thấy xu hướng phát triển của xã hội, hướng tới một nền nông nghiệp xanh - sạch - đẹp, vừa canh tác an toàn sinh học, vừa cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm sạch cho cuộc sống đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, nhiều doanh nông trẻ đã ra nhập thị trường. Trong đó, có không ít phụ nữ khởi nghiệp thành công, trên cơ sở phát huy nguồn tài nguyên đất đai, sản phẩm thế mạnh của địa phương, áp dụng quy trình sản xuất xanh, sạch, công nghệ chế biến sâu để làm ra các sản phẩm chất lượng tốt, an toàn với môi trường và sức khỏe của ngưởi tiêu dùng. Khách mời là chị Dương Thị Thơm - Giám đốc HTX Nông nghiệp và dịch vụ Bắc Thái và chị Phạm Thị Hương - Giám đốc HTX Nông trại hữu cơ Thái Bình.
Đẩy mạnh các hoạt động chăm lo Tết cho công nhân người lao động.- “Ngân hàng” vật liệu xây dựng từ những toà nhà cổ bị dỡ bỏ tại Đài Loan (Trung Quốc).- Mô hình sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi tôm càng xanh ở cù lao Long Hòa, huyện Châu Thành (Trà Vinh) đang mở ra hướng đi bền vững cho nông dân,
Ngày 3/12, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức Tọa đàm "Giải pháp chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững".
Chuyển đổi số: Bước tiến vững chắc cho nông sản Việt - Xã Việt Dân- Điểm sáng phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân - Khuyến nông: Sản xuất rau hữu cơ đáp ứng nhu cầu thị trường -Tiểu phẩm: Suýt mất mạng vì bảo thủ.
Vùng miền núi tỉnh Khánh Hòa có nhiều tiềm năng phát triển các loại nông sản có giá trị cao như sầu riêng, bưởi da xanh, xoài cát, măng cụt...Lợi thế của người đi sau, nông dân các địa phương này đang chuyển đổi canh tác sang hướng hữu cơ, gia tăng giá trị, phát triển bền vững.
Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến nay hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước đã tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ hoặc đang chuyển đổi sang canh tác hữu cơ. Lực lượng tham gia sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hữu cơ ngày một đông nhưng sản phẩm hữu cơ chủ yếu dành cho xuất khẩu, trong khi thị trường này chỉ chiếm phần nhỏ. Do đó, trước mắt cần xác định việc tập trung cho thị trường trong nước. Vậy giải pháp nào để thúc đẩy sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ nông nghiệp của Việt Nam? - Khách mời: TSKH Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.
Dù thời tiết không thuận lợi, nhưng mô hình thí điểm 6ha trồng lúa gạo ST25 bằng quy trình hữu cơ đã cho nông dân huyện Bình Chánh, TPHCM vụ thu hoạch đầu tiên với kết quả ngoài mong đợi. Đây là địa phương của TP.HCM tiên phong thí điểm trồng lúa hữu cơ, mở ra hướng đi mới.
Tại Việt Nam, nông nghiệp hiện là một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định đời sống và an sinh xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là ngành có lượng phát thải khí nhà kính rất lớn. Để đưa ngành nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, thực hiện mục tiêu mà Chính phủ đã cam kết tại Hội nghị CORP 26: trung hòa carbon vào năm 2050, nông nghiệp hữu cơ chính là một trong những giải pháp.
Đang phát
Live