Thông tư 17 ngày 16/5/2012 ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm mà Bộ GD&ĐT ban hành hơn 10 năm trước đã tồn tại nhiều bất cập. Tình trạng dạy thêm, học thêm cho học sinh phổ thông trong những năm vừa qua diễn ra khá phức tạp. Cho dù là chương trình 2006 hoặc bây giờ là chương trình 2018 thì dạy thêm, học thêm vẫn phức tạp, khó quản lý. Bộ GD&ĐT vừa đưa ra dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm để lấy ý kiến góp ý, với hy vọng chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm và góp phần hạn chế những tiêu cực trong giáo dục. Một số thay đổi về quy định dạy thêm đã thu hút dư luận và tạo nên nhiều luồng ý kiến. PGS TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu - Đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.
Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ. Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử dụng lao động căn cứ trên thời gian thực tế làm, khối lượng và chất lượng công việc. Quy định này đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Đề xuất này có phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay tại nước ta? Chúng tôi bàn vấn đề này với ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội.
Dạy thêm, học thêm không chỉ gây tốn kém cho phụ huynh, quá tải cho học sinh mà còn phô bày một hình ảnh xấu xí về người thầy khi nơi này nơi kia phản ánh có tình trạng giáo viên ép học sinh học thêm, các nhà trường tổ chức dạy thêm với hình thức “tự nguyện kiểu ép buộc”. Tệ hơn, có chuyện học sinh bị trù dập, đối xử không công bằng chỉ vì không chịu đi học thêm. Vì thế, trên diễn đàn Quốc hội, vấn đề dạy thêm, học thêm một lần nữa trở thành chủ đề thảo luận của đại biểu và lãnh đạo ngành giáo dục. Trả lời trước Quốc hội, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và một số đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý bên ngoài trường học. Nếu coi dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện có giúp giảm áp lực dạy thêm, học thêm hiện nay? Cần quản lý ra sao để tránh biến tướng?
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, đặt mục tiêu tới năm 2030 có nhiều doanh nhân năng lực tầm khu vực, thế giới và làm chủ một số chuỗi giá trị toàn cầu- Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), Thường trực Chính phủ có buổi gặp mặt đại diện giới doanh nhân Việt Nam- Phó Thủ tướng Lê Minh Khái "chốt" thời hạn trình phương án điều chỉnh giá điện và dịch vụ y tế trong tháng 10 này- Chính phủ chính thức trình Quốc hội 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần- Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường không chèn các tiết dạy liên kết, bổ trợ vào giờ học chính khóa- Phát động chiến dịch phòng, tránh tin giả và nâng cao văn hóa mạng tại Việt Nam- Xung đột giữa Israel và phong trào Hamas vẫn tiếp diễn căng thẳng- Liên minh châu Âu tiến hành họp khẩn để bàn giải pháp tháo gỡ- Đảng Cộng hoà tại Hạ viện Mỹ thảo luận kín để chọn ứng cử viên kế nhiệm ông Kê-vin Mác Ca-thi, vừa bị phế truất chức Chủ tịch Hạ viện
Tỉnh Lào Cai đang tập trung tăng cường quản lý việc dạy thêm, học thêm, hạn chế các hành vi trái quy định thông qua việc khuyến khích phong trào tự học.
Tình trạng dạy thêm, học thêm trong nhiều năm qua đã và đang làm xáo trộn xã hội, đã bị thị trường hóa, tiền tệ hóa. Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch - Đầu tư về việc đưa “dịch vụ dạy thêm, học thêm văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông” vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đề xuất này đang nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội. Có cần thiết phải đưa dạy thêm, học thêm vào quản lý trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không. Và nếu dạy thêm, học thêm là dịch vụ kinh doanh có điều kiện thì có giảm áp lực học thêm cho học sinh hay không?
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch - Đầu tư về việc đưa “dịch vụ dạy thêm, học thêm văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông” vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Một số ý kiến thì cho rằng, việc đưa hoạt động dạy thêm vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ giúp quản lý tốt hơn, hạn chế các trung tâm tự phát và tránh được những trường hợp ảnh hưởng xấu đến học sinh. Thế nhưng, nhiều giáo viên và chuyên gia cũng lo ngại nếu không có cơ chế quản lý và giám sát thì sẽ không giải quyết được vấn nạn dạy thêm vốn đang gây bức xúc hiện nay. Ghi nhận của PV Minh Hường.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live