Năm 2020 sắp khép lại, nhưng đến thời điểm này có thể khẳng định, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020. Cụ thể, cả nước đã tập trung phòng chống, kiểm soát tốt dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi và phát triển KTXH. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chất lượng tăng trưởng được nâng lên, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2019 bình quân 6,8%/năm. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng tăng trưởng cả năm 2020 đạt 2,91%, là mức tăng trưởng cao hàng đầu thế giới. Quán triệt phương châm “Xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân”, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, tích cực đổi mới, cải cách mạnh mẽ và linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt trong điều hành, vừa thực hiện hiệu quả các mục tiêu trọng tâm, vừa xử lý kịp thời những vấn đề đột xuất, phát sinh.
Công tác cải cách thủ tục hành chính thời gian qua đã thực chất chưa? Những vấn đề gì cần đặt ra và rút kinh nghiệm để giảm tối đa những phiền hà, nhũng nhiễu cho người dân, doanh nghiệp cũng như thích ứng với công cuộc chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? Đây là nội dung của Câu chuyện thời sự BTV Nguyên Long bàn luận với khách mời là bà Nguyễn Minh Thảo – Trưởng ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu & Quản lý kinh tế Trung ương.
Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã đạt được những kết quả tích cực; thể hiện ở các lĩnh vực như: cải cách thể chế, thủ tục hành chính, cải cách bộ máy hành chính nhà nước… Những kết quả này đã góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020. Tuy nhiên, tốc độ Cải cách hành chính còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đề ra. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước vẫn chậm được điều chỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực còn rườm rà phức tạp; vẫn còn tình trạng cán bộ nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính. Nhìn lại chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 là nội dung của chương trình chính phủ với người dân hôm nay.
Hiến pháp năm 2013 đã quy định “Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Thực tế trong những năm qua, dù đã có nhiều chuyển biến quan trọng trong công tác thi hành án, nhưng kết quả vẫn đạt thấp. Nhiều bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật vẫn chưa được thi hành (có những vụ bị kéo dài cả gần chục năm)…Tình trạng án hành chính chậm được thi hành vì những lý do gì? Trách nhiệm của các cơ quan liên quan như thế nào? Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Bà Nguyễn Thị Hoàng Giang, Vụ trưởng Vụ nghiệp vụ 3, Tổng Cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp và Luật sư Bùi Sinh Quyền, Trưởng Văn phòng Luật sư Phúc Thọ, Đoàn Luật sư Hà Nội
Từ ngày 15/11, Nghị định 117 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực, trong đó đáng chú ý có quy định trách nhiệm của người đứng đầu khi không tổ chức thực hiện các biện pháp, các quy định không uống rượu, bia trong thời gian làm việc trong cơ quan, tổ chức. Đồng thời, mức phạt từ 3- 5 triệu đồng cũng áp dụng với người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu bia, không hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc mọi người thực hiện quy định... Quy định này đang gây ra những tranh luận trong cộng đồng dù chỉ còn 2 ngày nữa là áp dụng. Liệu điều này có giúp Việt Nam giảm được tác hại của bia rượu đối với sức khỏe cũng như giảm tỷ lệ sử dụng rượu bia đang ở “top” đầu khu vực và thế giới? Chúng tôi sẽ cùng bàn về câu chuyện này với đại diện cơ quan chủ trì, soạn thảo Nghị định. Khách mời là bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế.
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 14 vừa diễn ra, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khi trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan tới cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử đã cho biết, nhờ tăng cường đẩy mạnh những nội dung này nên mỗi năm tiết kiệm được tới gần 15 nghìn tỷ đồng. Tính từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến nay, Chính phủ đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.000 thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các dịch vụ liên quan đến cơ quan hành chính Nhà nước. Nhiều địa phương đã thành công bước đầu trong thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số. Những nỗ lực của các bộ, ngành địa phương trong xây dựng chính phủ điện tử là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Chính phủ với người dân hôm nay.
- "Vững” truyền thống công binh hải quân.- Cần có nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên môi trường biển và hải đảo.- Đảo Lý Sơn, quê hương hải đội Hoàng Sa.
Một trong những nội dung được người dân đặc biệt quan tâm trong Dự án Luật cư trú sửa đổi, dự kiến được Quốc hội khóa 14 thông qua tại Kỳ họp thứ 10 là quy định quản lý công dân bằng mã định danh cá nhân thay thế sổ hộ khẩu giấy.Việc bỏ hộ khẩu giấy sẽ góp phần tiến tới công khai, minh bạch, đơn giản hóa giấy tờ, giảm thời gian, chi phí, xóa bỏ các thủ tục hành chính còn rườm rà, dễ bị lợi dụng để gây phiền hà cho người dân. Bên cạnh đó còn bảo đảm tốt hơn việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân theo Hiến pháp.
Dự án Luật Cư trú sửa đổi nhận được nhiều sự quan tâm của đại biểu Quốc hội và người dân bởi chính sách thay thế việc quản lý cư trú gồm thường trú, tạm trú từ sổ giấy sang quản lý bằng mã số định danh cá nhân và việc bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương. Thảo luận tại hội trường đa số đại biểu Quốc hội cho rằng, xây dựng Chính phủ điện tử từ quản lý số hóa toàn diện hộ khẩu, cần đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính sổ hộ khẩu, đặc biệt tiến tới số hóa toàn diện hộ khẩu, tạm trú
- Quảng Nam: Hướng đến nền hành chính phục vụ - Nghị Quyết 68 của Chính phủ: Đợt sóng cải cách thứ 3 về cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh - Mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh: Liệu có khả thi?
Đang phát
Live