Thời gian qua, Chính phủ luôn đồng hành với những khó khăn của doanh nghiệp. Điều này đã được minh chứng bởi sự quan tâm của Chính phủ trong việc tập trung xây dựng cơ chế, chính sách; cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính, yêu cầu các cơ quan chức năng rà soát lại các thủ tục thanh tra, kiểm tra nhằm cắt giảm tối đa phiền hà cho doanh nghiệp... qua đó tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án phân cấp 699 thủ tục hành chính trên 100 lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan nganh bộ; cả nước đã thành lập 11.700 bộ phận bộ phận một cửa các cấp để tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính trong đó có 56/63 địa phương tổ chức theo mô hình trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh; gần 4400/6502 thủ tục hành chính được tích hợp trên môi trường điện tử, người dân có thể thực hiện trực tuyến, đạt trên 67%.
- Việt Nam ký Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế - Phái đoàn doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ tới Việt Nam: Thúc đẩy thương mại hai chiều - Nhật Bản hỗ trợ cải thiện thị trường chứng khoán tại Việt Nam
Sáng nay 23/3 , UBND thanh phố Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2022 đối với các sở ngành, cơ quan tương đương sở và các quận huyện, thị xã.
Tỷ lệ xét xử án hành chính tuy thấp nhưng tỷ lệ hủy, sửa nhiều hơn các án khác. Có năm, tỷ lệ hủy, sửa lên đến 4% trong khi tỷ lệ Quốc hội cho phép là 1,5%. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng có bản án nhưng Uỷ ban nhân dân các cấp không thi hành nghiêm túc, gây bức xúc cho người dân. Đây là nội dung được Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội trong phiên chất vấn do Uỷ ban thường vụ Quốc hội tổ chức mới đây. Thực trạng này không mới và cần có giải pháp khắc phục hữu hiệu hơn.
Chiều nay, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Pháp lệnh xử phát vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 15 , phiên họp thứ 20 thông qua ngày 28/2/2023. Pháp lệnh có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2023.
Việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp đã kết thúc giai đoạn 2019-2021 với việc giảm đi 8 huyện và 561 xã, 3.437 cơ quan, tổ chức ở cấp xã và 429 cơ quan, tổ chức ở cấp huyện. Thế nhưng, hiệu quả thực chất của việc sắp xếp không chỉ ở những con số được cắt giảm mà phải tạo được động lực, không gian để địa phương có điều kiện phát triển, nâng cao năng lực quản lý từ đó nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của 2 hai vị khách mời: Ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ và ông Phạm Văn Hoà, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Uỷ viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội.
Với mục tiêu “lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ”, đến nay, Hà Nội đã thực hiện cắt giảm, bãi bỏ rất nhiều thủ tục hành chính công không còn phù hợp, đồng thời, triển khai các mô hình thí điểm hiệu quả. Việc này không chỉ giúp người dân, doanh nghiệp giảm thời gian trong việc thực hiện thủ tục hành chính mà còn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có tinh thần trách nhiệm cao.
Cảnh báo chiếm đoạt tài sản khi giao thương qua các Sàn Thương mại điện tử.- Giải pháp thu hút khách quốc tế, tạo đà bứt phá cho ngành du lịch.- Tiêu điểm kinh tế địa phương: TP.HCM cần đẩy mạnh cải cách hành chính, gỡ khó cho doanh nghiệp.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký ban hành kết luận số 48 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Trong đó, nêu rõ yêu cầu khuyến khích các địa phương chủ động đề xuất sắp xếp đơn vị hành chính tinh gọn, phù hợp với thực tiễn địa phương, trong đó kể cả các đơn vị hành chính đã bảo đảm tiêu chuẩn.
Đang phát
Live