
Vài năm trở lại đây, sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, thương mại điện tử đã đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng. Một phương thức kinh doanh mới, phù hợp với cuộc sống hiện đại, giúp người tiêu dùng thuận lợi trong mua sắm và tiết kiệm thời gian. Việc các sàn thương mại điện tử ngày càng phát triển đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đúng chuẩn thời công nghệ, nhưng đây cũng là mảnh đất màu mỡ để nhiều đối tượng lợi dụng bán hàng giả, hàng nhái và thực tế cho thấy tình trạng này đang diễn biến rất phức tạp. Để lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số có thể phát triển bền vững cần sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Chính vì vậy, ngày 06/06 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 56 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sản xuất trong nước tăng về quy mô, số vụ việc với diễn biến ngày càng phức tạp. Do vậy, cần định danh người bán hàng qua thương mại điện tử, để chống hàng giả là một trong những giải pháp cần thiết.
Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ diễn biến phức tạp và trở thành một trong những hình thức gian lận thương mại phổ biến. Để đánh lừa người tiêu dùng, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng ngày càng chuyên nghiệp, tinh vi và biến đổi liên tục.
“Hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được sản xuất quy mô lớn, có dấu hiệu tăng dần, việc mua bán công khai, lộ liễu trên cả môi trường truyền thống và tràn lan trên môi trường thương mại điện tử”- Đây là những thực trạng được đưa ra tại Hội thảo “Chống hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại điện tử, thương mại truyền thống- Thực trạng và giải pháp”, do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia tổ chức hôm nay (14/6), tại Hà Nội.
Gần đây, lực lượng quản lý thị trường và công an các địa phương liên tục kiểm tra, phát hiện nhiều vụ nhập khẩu, vận chuyển, mua bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng. Trong bối cảnh tình hình vi phạm an toàn thực phẩm còn diễn biến phức tạp, công tác thanh tra, kiểm tra cần tiếp tục được triển khai thường xuyên, liên tục không chỉ trong một đợt cao điểm.
Sáng nay 31/3, Hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu thành phố Hà Nội tổ chức Đại hội nhiệm kỳ III (2018-2023) và đề ra đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ IV (2024-2029). PV Xuân Lan thông tin:
Ngay sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tình trạng vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn tinh vi, khó phát hiện. Các đối tượng không bày bán tràn lan như trước mà sau khi qua biên giới, hàng hóa được tập kết tại các kho hàng đặt tại nơi hẻo lánh, ít người qua lại, sau đó được vận chuyển qua các công ty bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh đến tay người tiêu dùng.
Hưởng ứng Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam, sáng nay (15/3), tại số 62 phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan”. Đây là lần thứ 11 Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa phòng trưng bày với trên 300 sản phẩm của nhiều thương hiệu đến từ Nhật Bản, nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và giúp người tiêu dùng, khách tham quan phân biệt hàng thật- hàng giả.
“Góp phần bình ổn thị trường, mở rộng giao thương hàng hóa, dịch vụ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng, do đó, cần đồng bộ các giải pháp, phối hợp giữa các cơ quan, doanh nghiệp và người dân để triệt để ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại. Quan trọng hơn cả là chống hàng giả phải đặt lợi ích người tiêu dùng lên hàng đầu”- Đây là Kế hoạch cao điểm của lực lượng QLTT với chủ đề Chống hàng giả - bảo vệ doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng” hướng tới Ngày quyền Người tiêu dùng Việt Nam (15-3) tới đây.
Thời gian qua, Tổng cục QLTT đã phối hợp với nhiều Tập đoàn, Đại sứ quán, Hiệp hội triển khai nhiều biện pháp, xây dựng nhiều kế hoạch kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tuệ, hàng giả và gian lận thương mại. Thời gian tới, Tổng cục QLTT sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng chống hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, nhất là đối với các thương hiệu, sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh tại thị trường Việt Nam, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh.
Đang phát
Live