
Mới đây, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc và Cơ quan bảo vệ Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc tổ chức Hội thảo: “Thực trạng và giải pháp nhận diện hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc 2024, nhằm tăng cường hợp tác đấu tranh chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Theo đó, phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo là rất cần thiết, nhằm giúp các lực lượng chức năng Việt Nam trang bị kiến thức trong việc phân biệt hàng thật - hàng giả, từ đó, giúp tăng cường việc phòng ngừa, phát hiện, cảnh báo sớm các hành vi vi phạm.
Tăng tốc đầu tư công, thúc đẩy cầu tiêu dùng trong nước.- Việt Nam - Hàn Quốc tăng cường hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.- Thế bấp bênh trong chính phủ mới của Nhật Bản
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Văn bản số 8598, chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Văn bản nêu rõ: Tổng cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời các kho hàng, điểm tập kết hàng hóa (nếu có) của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa được cấp đăng ký.
Hơn 39 nghìn vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được các lực lượng chức năng trực thuộc Ban Chỉ đạo 389 khu vực Nam Bộ phát hiện, xử lý trong 9 tháng qua. Đây là thông tin từ Hội nghị giao ban công tác 9 tháng năm 2024, do Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia phối hợp với Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ tổ chức mới đây tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngăn chặn tận gốc, từ sớm, từ xa tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ biên giới vào đến nội địa, là yêu cầu đặt ra đối với các lực lượng chức năng trong kiểm tra, giám sát, đặc biệt không có vùng cấm trong công tác này.
Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, qua các vụ việc do lực lượng chức năng kiểm tra trong thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sản xuất trong nước qua kênh thương mại điện tử tăng dần về quy mô, số vụ việc. Nhằm ngăn chặn tình trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng, cần thiết lập bộ lọc gỡ bỏ sản phẩm vi phạm. Đặc biệt, cần sớm định danh người bán hàng, được cho là giải pháp căn cơ, chống hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử.
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm.- Định danh người bán hàng- giải pháp căn cơ chống hàng giả trên thương mại điện tử.- Căng thẳng Israel-Iran trước nguy cơ xoáy vào cuộc xung đột không lối thoát.- Dự báo nguồn cung bất động sản tăng trong quý 4/2024
Thời gian qua, tình trạng buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả và vi phạm về sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử vẫn diễn ra phức tạp, đặc biệt ở các mặt hàng thiết yếu. Tiếp tục thực hiện “Đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025” của Chính phủ, Tổng cục QLTT triển khai đồng bộ các giải pháp, nhằm ngăn chặn hàng lậu, hàng giả kinh doanh trên thương mại điện tử.
Trong 6 tháng đầu năm nay, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý hơn 64.000 vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước trên 6.000 tỷ đồng. Trong đó, phát hiện và bắt giữ trên 6.000 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu (tăng hơn 172% so với cùng kỳ); hơn 55.100 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế; hơn 3000 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ (tăng gần 9% so với cùng kỳ). Đây là những con số được nêu ra tại Hội nghị sơ kết công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm- phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm diễn ra sáng qua.
Hơn 30.000 vụ vi phạm mà lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra, phát hiện và xử lý trong 7 tháng qua, thu nộp ngân sách nhà nước 338 tỷ đồng, là con số phản ánh tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp.
Từ ngày 3 - 7/7/2024, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả với chủ đề “Nhận diện thực phẩm thật - giả”. Với 400 sản phẩm thực phẩm được trưng bày giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức trong việc mua sản phẩm thực phẩm chính hãng, rõ nguồn gốc xuất xứ và tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, người dân, cơ quan quản lý nhà nước trong việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý hàng giả, hạn chế thấp nhất khả năng lưu thông hàng không đảm bảo chất lượng trên thị trường.
Đang phát
Live