Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, qua các vụ việc do lực lượng chức năng kiểm tra trong thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sản xuất trong nước qua kênh thương mại điện tử tăng dần về quy mô, số vụ việc. Nhằm ngăn chặn tình trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng, cần thiết lập bộ lọc gỡ bỏ sản phẩm vi phạm. Đặc biệt, cần sớm định danh người bán hàng, được cho là giải pháp căn cơ, chống hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử.
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm.- Định danh người bán hàng- giải pháp căn cơ chống hàng giả trên thương mại điện tử.- Căng thẳng Israel-Iran trước nguy cơ xoáy vào cuộc xung đột không lối thoát.- Dự báo nguồn cung bất động sản tăng trong quý 4/2024
Thời gian qua, tình trạng buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả và vi phạm về sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử vẫn diễn ra phức tạp, đặc biệt ở các mặt hàng thiết yếu. Tiếp tục thực hiện “Đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025” của Chính phủ, Tổng cục QLTT triển khai đồng bộ các giải pháp, nhằm ngăn chặn hàng lậu, hàng giả kinh doanh trên thương mại điện tử.
Trong 6 tháng đầu năm nay, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý hơn 64.000 vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước trên 6.000 tỷ đồng. Trong đó, phát hiện và bắt giữ trên 6.000 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu (tăng hơn 172% so với cùng kỳ); hơn 55.100 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế; hơn 3000 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ (tăng gần 9% so với cùng kỳ). Đây là những con số được nêu ra tại Hội nghị sơ kết công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm- phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm diễn ra sáng qua.
Hơn 30.000 vụ vi phạm mà lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra, phát hiện và xử lý trong 7 tháng qua, thu nộp ngân sách nhà nước 338 tỷ đồng, là con số phản ánh tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp.
Từ ngày 3 - 7/7/2024, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả với chủ đề “Nhận diện thực phẩm thật - giả”. Với 400 sản phẩm thực phẩm được trưng bày giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức trong việc mua sản phẩm thực phẩm chính hãng, rõ nguồn gốc xuất xứ và tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, người dân, cơ quan quản lý nhà nước trong việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý hàng giả, hạn chế thấp nhất khả năng lưu thông hàng không đảm bảo chất lượng trên thị trường.
Vài năm trở lại đây, sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, thương mại điện tử đã đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng. Một phương thức kinh doanh mới, phù hợp với cuộc sống hiện đại, giúp người tiêu dùng thuận lợi trong mua sắm và tiết kiệm thời gian. Việc các sàn thương mại điện tử ngày càng phát triển đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đúng chuẩn thời công nghệ, nhưng đây cũng là mảnh đất màu mỡ để nhiều đối tượng lợi dụng bán hàng giả, hàng nhái và thực tế cho thấy tình trạng này đang diễn biến rất phức tạp. Để lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số có thể phát triển bền vững cần sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Chính vì vậy, ngày 06/06 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 56 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sản xuất trong nước tăng về quy mô, số vụ việc với diễn biến ngày càng phức tạp. Do vậy, cần định danh người bán hàng qua thương mại điện tử, để chống hàng giả là một trong những giải pháp cần thiết.
Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ diễn biến phức tạp và trở thành một trong những hình thức gian lận thương mại phổ biến. Để đánh lừa người tiêu dùng, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng ngày càng chuyên nghiệp, tinh vi và biến đổi liên tục.
“Hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được sản xuất quy mô lớn, có dấu hiệu tăng dần, việc mua bán công khai, lộ liễu trên cả môi trường truyền thống và tràn lan trên môi trường thương mại điện tử”- Đây là những thực trạng được đưa ra tại Hội thảo “Chống hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại điện tử, thương mại truyền thống- Thực trạng và giải pháp”, do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia tổ chức hôm nay (14/6), tại Hà Nội.
Đang phát
Live