
Hàng giả, hàng nhái đã trở thành một trong những hình thức gian lận thương mại phổ biến. Thực trạng này đặt ra yêu cầu, ngành chức năng, các doanh nghiệp cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp ngăn chặn hiệu quả hơn nữa.
Thực hiện theo Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các lực lượng chức năng cả nước đã chủ động lên kế hoạch, kiểm soát tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Nhiều vụ việc có số hàng hoá vi phạm bị các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện và thu giữ lớn nhất từ trước đến nay.
Cùng với việc chủ động, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, quản lý thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, năm 2024, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ tiếp tục tổ chức mở cửa Phòng trưng bày hàng thật, hàng giả. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác phòng chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giúp người tiêu dùng có thêm kiến thức để nhận diện hàng thật - hàng giả được bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Càng gần Tết, nhu cầu mua sắm tăng cao cũng là lúc hoạt động kinh doanh hàng gian, hàng giả và buôn lậu diễn biến phức tạp. Trước tình hình này, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) TP.HCM đã ban hành kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Tết Nguyên đán Giáp Thìn đã cận kề, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại lại diễn biến phức tạp vì đây là thời điểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá tích trữ, tiêu thụ phục vụ nhu cầu cao của người tiêu dùng. Các đối tượng lợi dụng để trà trộn hàng lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng vào thị trường tiêu thụ. Tuần qua, lực lượng chức năng đã tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát ngăn chặn và bắt giữ nhiều vụ việc, số lượng hàng hoá bị thu giữ lớn.
“Bắt giữ, xử lý gần 146.700 vụ vi phạm, tăng gần 5% so với cùng kỳ và “vi phạm “toàn diện” trên mọi tuyến với tính chất phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro” là những đánh giá từ các lực lượng, cơ quan chức năng nhận định về hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong năm 2023 vừa qua. Tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của Ban chỉ đạo 138 Chính phủ và Ban chỉ đạo 389 quốc gia diễn ra sáng qua, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chỉ đạo: từ thực tế năm qua, cần xác định “trọng điểm” để đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả hiệu quả, thiết thực hơn trong năm 2024 này.
Ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng trên môi trường mạng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng Quản lý thị trường trong năm 2024. Hoạt động này cần sự phối hợp của nhiều lực lượng chức năng, liên thông, xác minh dữ liệu để đấu tranh đối với hàng giả, hàng lậu.
Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã nỗ lực phối hợp cùng lực lượng chức năng, tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường và kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm. Hơn 11 tháng năm nay, khoảng 45.000 vụ việc đã bị phát hiện và xử lý, trong đó, hàng nghìn vụ việc vi phạm với tính chất, mức độ, quy mô và nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người tiêu dùng và tình hình sản xuất, kinh doanh trong nước. Qua đó, xử lý và thu nộp ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng.
Cuối năm là thời điểm nhu cầu hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng tăng cao, kéo theo đó là nhiều loại hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc trà trộn vào thị trường với nhiều thủ đoạn tinh vi. Dù lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, xử lý và bắt giữ nhiều vụ buôn bán hàng giả, hàng nhái..., nhưng tình hình vẫn tương đối phức tạp, nhiều vụ kinh doanh hàng giả, hàng nhái liên tiếp bị phát hiện.
Tiếp nối chuỗi Hội thảo “Nâng cao năng lực phòng chống xử lý các hành vi vi phạm trong thương mại điện tử”, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Diễn đàn “Công nghệ chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử Việt Nam”. Đây là sự kiện thứ 4 liên tiếp được Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức, nhằm triển khai thực hiện Đề án 319 về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025. Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/3/2023.
Đang phát
Live