
Dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn biến phức tạp, đó là nhận định của các đại biểu tại tọa đàm về "Chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ - Bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp", do Tạp chí Hải quan tổ chức, diễn ra sáng nay (12/8) tại TP.HCM.
Chúng ta đang trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia. Chương trình 60 giờ Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday cũng đã chính thức khởi động từ 0h sáng nay. Trong khuôn khổ 2 sự kiện này, hoạt động mua-bán hàng hoá sẽ được kiểm soát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - khách hàng yên tâm mua sắm. Tuy nhiên, thương mại điện tử đang phổ biến trên nhiều kênh khác nhau, tương đối khó kiểm soát - tình trạng vi phạm hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại, xâm phạm bản quyền thương hiệu… vẫn diễn biến phức tạp. Cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra giám sát nhưng vẫn cần sự góp sức của người tiêu dùng.
Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng liên ngành đang tăng cường các giải pháp chống hàng giả, hàng nhái trên môi trường thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tổng cục QLTT, Bộ Công thương đã liên tục tổ chức Hội thảo"Nâng cao năng lực phòng, chống và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử" tại cả 3 miền trên cả nước để bàn sâu về các giải pháp.
Hưởng ứng Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái (29/11), Tổng cục Quản lý thị trường đang mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả” tại số 62 phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Đây là lần thứ 10, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả.
“Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng với các Hiệp hội doanh nghiệp- ngành hàng được xác định là một trong những giải pháp góp phần quan trọng, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả”. Đây là nội dung chính của Hội nghị công tác phối hợp giữa Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia với các Hiệp hội doanh nghiệp - ngành hàng Việt Nam năm 2023, do Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia tổ chức mới đây, tại Hà Nội
Các sàn thương mại điện tử không yêu cầu người bán công khai thông tin; công ty chuyển phát không phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hóa”... Đây là những lỗ hổng trong công tác quản lý để các sàn thương mại điện tử, dịch vụ chuyển phát "tiếp tay"; tiêu thụ hàng giả, hàng lậu. Vì vậy, cần quy trách nhiệm đối với chủ sàn, website điện tử, nhằm ngăn chặn hàng giả trên thương mại điện tử.
Thời gian qua, mặc dù các lực lượng chức năng đã tích cực vào cuộc ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng kinh doanh trên thương mại điện tử, song nhìn chung tình trạng hàng giả, gian lận thương mại, hàng lậu vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Các đối tượng chuyển địa bàn hoạt động từ môi trường truyền thống sang môi trường thương mại điện tử. Để ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm trên thương mại điện tử phải coi mạng xã hội, các sàn giao dịch hàng hoá trên Thương mại điện tử như "thực địa" ngoài đời thật để chủ động đấu tranh và xử lý.
Thời gian qua, trên thị trường đã xuất hiện thêm nhiều thủ đoạn mới về gian lận thương mại, phương thức vi phạm về nhãn hiệu tinh vi, đặc biệt là sản phẩm nước ngoài. Nhằm ngăn chặn và hạn chế tình trạng này, Tổng cục Quản lý thị trường đã, đang và tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, để nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng, chống hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, nhất là đối với các thương hiệu, sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Dịp cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, đây cũng là cơ hội để những đối tượng xấu cố tình trà trộn hàng không đảm bảo chất lượng, hàng nhái, hàng giả, hàng cấm vào thị trường để thu lợi bất chính. Ban chỉ đạo 389 Quốc gia đã chỉ đạo các Ban chỉ đạo các tỉnh, thành phố, các Bộ, ban, ngành, lực lượng chức năng triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, siết chặt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hoá, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân tăng mạnh. Đây cũng là thời gian các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả diễn biến phức tạp. Để ngăn chặn tình trạng này Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ban hành nhiệm vụ dịp cuối năm tới các Bộ, ngành, lực lượng chức năng, tiếp tục tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh.
Đang phát
Live