Những cây cầu "An lạc" nơi vùng xa, biên giới của tỉnh Lạng Sơn, giúp người dân bớt nỗi lo qua sông khi khi mưa lũ về Ngành giáo dục đang nỗ lực hết sức để đảm bảo cho một kỳ thi nghiêm túc và an toàn
Bộ Chính trị đồng ý chủ trương tiếp tục ban hành chính sách hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.- Liên tiếp phát hiện các ca nhiễm mới, tỉnh Bình Dương đang nỗ lực cắt đứt nguồn lây lan dịch bệnh COVID19 trong khu vực doanh nghiệp.- Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung quy định về tuyển sinh đại học năm nay.- Nhân ngày “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy” 26/6, bài viết giới thiệu về những đổi thay ở một bản vùng cao của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, khi người dân ở đây từng bước đoạn tuyệt với cây thuốc phiện.- Trung Quốc cảnh báo Đài Loan sẽ “thất bại mang tính hủy diệt” nếu tìm cách “độc lập bằng vũ lực”.- Nhật Bản xem xét tổ chức Thế vận hội không có khán giả nếu dịch COVID19 vẫn diễn biến phức tạp.
Hai năm qua, giáo dục là một trong những lĩnh vực bị tác động nhiều bởi đại dịch COVID-19. Năm nay, hầu như tất cả các địa phương trên cả nước đều phải điều chỉnh lịch thi, tuyển sinh lớp 10 một cách linh hoạt và đều “kích hoạt” chế độ phòng dịch cao nhất. Thời điểm này, có địa phương đã thi xong, có địa phương chưa thể thi được. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ Giáo dục và đào tạo cũng vừa chính thức chốt phương án thi tốt nghiệp THPT thành 2 đợt. Đợt 1 diễn ra vào ngày 7 và 8/7, đợt 2 dành cho các tỉnh bị phong tỏa, cách lý xã hội và các thí sinh diện F0, F1, F2. Mục tiêu đặt ra là tổ chức cả 2 đợt thi an toàn và đảm bảo công bằng cho mọi thí sinh. Cùng bàn luận nội dung “Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021: làm sao để đảm bảo “mục tiêu kép” – vừa an toàn phòng chống dịch, vừa nghiêm túc, công bằng với khách mời là chuyên gia giáo dục, tiến sĩ Lê Thống Nhất.
Bộ Giáo dục và Đào tạo lần đầu tiên ban hành Thông tư quy định chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.- Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện khai báo y tế điện tử toàn địa bàn bắt đầu từ ngày mai (24/6).- Tỉnh Lào Cai có công văn khẩn yêu cầu tạm dừng thi công hạng mục chòi ngắm cảnh, lan can khu vực công viên Choản Thèn, xã Y Tý, huyện Bát Xát.- Mỹ và Hàn Quốc phát tín hiệu hòa giải với Triều Tiên, nhằm thúc đẩy Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán.- Sau một thập kỷ dừng hoạt động, Nhà máy điện hạt nhân Mihama tại có Nhật Bản khởi động trở lại kể từ sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Mới đây, Bộ GD&ĐT có hướng dẫn tạm thời việc đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Chuẩn năm học 2020 – 2021. Theo đó, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tạm dừng việc đánh giá và báo cáo kết quả đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông theo Chuẩn cho tới khi có quy định mới được ban hành. Trong khi đó, khung thời gian năm học 2020-2021 được Bộ ấn định kết thúc vào ngày 31/5 nên chỉ có những địa phương mới bùng phát dịch COVID-19 phải lui thời gian kết thúc năm học, còn lại thì đa phần các địa phương đã tổng kết năm học vào tuần cuối của tháng 5 vừa qua. Do vậy, cơ bản, văn bản này không có nhiều ý nghĩa trong năm học này. Việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông trong những năm gần đây đang được thực hiện theo Thông tư 20 ban hành năm 2018 với 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí, thường được tổ chức thực hiện vào thời điểm cuối năm học. Thế nhưng, việc xếp chuẩn nghề nghiệp giáo viên chưa bao giờ nhận được sự đồng thuận của giáo viên vì ít có ngành nào tuyển dụng mà năm nào cũng phải xếp chuẩn nghề nghiệp. Thực tế này đặt ra nhiều câu hỏi: Vì sao Bộ GD&ĐT tạm dừng đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục? Có cần thiết phải đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên hay không?
Tiếp ông Alok Sharma, Bộ trưởng Chính phủ Anh, Chủ tịch Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Anh giúp đỡ và tạo điều kiện hơn nữa về cung cấp vaccine phòng COVID-19 và xem xét thuận lợi việc chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine.- Trong lúc này, nhiều Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp tiếp tục quyên góp, ủng hộ Quỹ vaccine phòng Covid-19.- Thành phố Hồ Chí Minh phong tỏa, Bệnh viện quận Tân Phú, ngừng tiếp nhận bệnh nhân sau khi phát hiện 3 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đến khám nhưng không khai báo trung thực.- Nga chỉ trích quyết định của Mỹ không trở lại Hiệp ước kiểm soát vũ khí “Bầu trời mở” là một “sai lầm chính trị”.- Hy Lạp là quốc gia Châu Âu đầu tiên giới thiệu Hộ chiếu vaccine Covid19. Trong khi đó tại Trung Quốc, ít nhất 6 thành phố của nước này đã hoàn thành mũi tiêm vaccine COVID19 đầu tiên cho hơn 80% dân số, chạm ngưỡng miễn dịch cộng đồng
Giáo dục STEM và STEAM đang là cách tiếp cận giáo dục được nhiều cấp học quan tâm và triển khai, để hướng tới việc học tập dựa trên thực hành, gắn liền với đời sống. Phương pháp tiếp cận giáo dục này dựa trên việc tích hợp các yếu tố Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn học sinh cách giải quyết các vấn đề từ thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, cách tiếp cận này đang triển khai chủ yếu ở các cấp học phổ thông, tập trung vào Trung học cơ sở. Cách đây 4 năm, khi có ý định đưa phương pháp tiếp cận giáo dục STEAM vào trường mầm non, chị Lê Thu Huyền - Tổng Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần phát triển giáo dục iGarten, Nhà sáng lập Hệ thống STEAMe GARTEN - về cách tiếp cận giáo dục STEAM đã gặp phải không ít khó khăn, vì cách tiếp cận này có vẻ như khó hiệu quả với trẻ mầm non – những em bé nói chưa sõi, hoặc chưa biết đọc, biết viết. Song, với quyết tâm của mình, chị đang dần chứng minh cách tiếp cận giáo dục STEAM đang đem lại cho các bé sự tự tin, tư duy rõ ràng, mạch lạc, biết cách giải quyết những vấn đề trong đời sống thường ngày
Việt Nam có 4 trường Đại học lọt vào Bảng xếp hạng các tổ chức giáo dục đại học trên toàn cầu.- Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội mở lại phiên sơ thẩm xét xử cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và đồng phạm.- Thành phố Hồ Chí Minh truy vết liên quan 3 người nhập cảnh trái phép nhằm phòng ngừa dịch COVID-19.- Kích cầu du lich được đẩy mạnh tại nhiều địa phương, trong chương trình có bài bình luận với nhan đề “Kích cầu du lịch: Tận dụng cơ hội nhưng phải coi trọng an toàn”.- Liên hợp quốc cùng ASEAN thúc đẩy giải pháp ổn định tình hình Myanmar.- Lào phong tỏa Thủ đô Viêng Chăn nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Thành phố Cần Thơ được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn triển khai mô hình “Trường điển hình đổi mới” làm điểm chỉ đạo toàn quốc để đưa vào chương trình giáo dục phổ thông mới. Qua 4 năm triển khai (2017 – 2020), mô hình này được Cần Thơ thực hiện khá hiệu quả, mang lại nhiều đổi thay cho giáo dục địa phương, nhất là phát triển mô hình giáo dục “mở”.
- Ấn Độ kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh đầu tư - Hợp tác giáo dục là điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Canada
Đang phát
Live