Hiện nay, một số cơ sở giáo dục đại học đang tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh khiến thí sinh phải dành nhiều thời gian cho việc ôn tập và tham gia các kỳ thi này nhằm tăng cơ hội trúng tuyển. Nhiều ý kiến cho rằng, nên tổ chức thành lập các trung tâm khảo thí độc lập và các trường sử dụng kết quả đó để xét tuyển đại học. Như vậy, sẽ bớt tốn kém và giảm áp lực cho thí sinh. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn khẳng định, sẽ không đứng ra thành lập các trung tâm khảo thí độc lập và các công ty tư nhân cũng không thể đứng ra thành lập các trung tâm này.
Sáng nay (20/02), Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, nghe báo cáo tiến độ triển khai công việc của Đoàn giám sát từ sau phiên họp lần thứ nhất (ngày 11/9/2022 đến nay) và thảo luận một số nội dung, hoạt động của Đoàn trong các tháng tiếp theo.
Đoàn công tác của BCA Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ-“Tiết kiệm 2.000 đồng mỗi ngày cho giáo dục” - phong trào ý nghĩa của ngành giáo dục huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.-Công ty TNHH Pô-Yuen Việt Nam cắt giảm hàng nghìn lao động, TPHCM lên phương án hỗ trợ người lao động.-Công an Đà Nẵng bắt giữa vụ mua bán trái phép 2 kilogram ma túy đá và 16.000 viên hồng phiến.-Mỹ tập trận không quân song phương với Hàn Quốc và Nhật Bản sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.-Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo nguy cơ thiếu hụt năng lượng vào mùa Đông tới.
Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh năm 2023, trong đó có gần 80 trường dành chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển bằng học bạ, xét tuyển kết hợp có sử dụng kết quả học tập THPT. Đáng chú ý, hàng loạt trường đại học “top trên” sử dụng phương thức xét học bạ THPT. Không chỉ năm nay, trong những mùa tuyển sinh gần đây, xét học bạ THPT là phương thức được nhiều trường sử dụng, dành phần lớn chỉ tiêu. Tuy nhiên, phương thức này cũng gây ra nhiều tranh cãi vì lo ngại nảy sinh nhiều tiêu cực trong việc “chạy điểm”, “làm đẹp” học bạ ở các nhà trường, địa phương. Xét học bạ như thế nào để đảm bảo công bằng? Đây cũng là nội dung chúng tôi bàn luận bây giờ với sự tham gia của chuyên gia giáo dục Trần Mạnh Tùng.
Những năm gần đây, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố Cổ Hà Nội đã phối hợp với nhóm Đình Làng Việt, các nhà nghiên cứu văn hóa tổ chức phỏng dựng các nghi lễ truyền thống như: Đoàn rước dâng lễ cửa Đình, Lễ Cáo yết Thành Hoàng và cúng Tổ nghề; Lễ dựng cây Nêu…Trong không khí rộn ràng đón chào năm mới, các nghi lễ truyền thống giữa lòng phố cổ Hà Nội không những tái hiện thời khắc thiêng liêng, mà còn là phương thức trực tiếp giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi đầu tư vào phát triển con người và ưu tiên giáo dục trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế Giáo dục 24/1. Với chủ đề “Đầu tư vào con người, ưu tiên giáo dục”, Ngày quốc tế giáo dục năm nay được dành cho các trẻ em gái và phụ nữ ở Afghanistan, những người đã bị tước quyền giáo dục. Trong bối cảnh suy thoái toàn cầu, bất bình đẳng gia tăng và khủng hoảng khí hậu, Liên hợp quốc khẳng định, chỉ có giáo dục suốt đời mới có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn của đói nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống và chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.
Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập đã được ngành Giáo dục và Đào tạo ứng dụng rộng rãi tại hầu hết các cơ sở giáo dục trong thời gian qua. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp ngành Giáo dục và Đào tạo nâng cao hiệu quả quản lý, đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời kết nối tốt hơn giữa nhà trường và gia đình trong quản lý học sinh.
Nhìn lại năm 2022 có thể thấy, những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, những khó khăn về kinh tế - xã hội đã tác động và tạo ra nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có cho ngành Giáo dục và Đào tạo. Đứng trước tình trạng thiếu giáo viên ở nhiều tỉnh, thành phố khi triển khai chương trình mới, giáo viên nghỉ việc hàng loạt, khó khăn khi triển khai các môn học mới... ngành giáo dục sẽ tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách nào trong năm 2023 Phóng viên Lê Thu phỏng vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn về nội dung này.
Tạo điều kiện để phát triển con người, nâng cao chất lượng cuộc sống và mang lại hạnh phúc của người dân là một trong những mục tiêu, ý chí hành động của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Với quyết tâm đó, từ khi được thành lập, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Hàng năm, ngân sách chi cho ngành giáo dục của tỉnh chiếm trên 20%.
Áp lực học tập để vượt qua các kỳ thi có sự cạnh tranh gay gắt là thực trạng ở nhiều nước châu Á, trong đó có Trung Quốc. Trong nhiều năm qua, các lò luyện thi cũng như những trung tâm học thêm ở nước này trở nên chật kín học sinh, biến việc dạy thêm trở thành một ngành kinh doanh “ăn nên làm ra”. Tuy nhiên, từ tháng 7 năm nay, giới chức Trung Quốc ban hành quy định siết chặt việc dạy thêm ở các cơ sở tư nhân nhằm giảm tải áp lực học hành cho học sinh. Điều này đã tạo ra sự thay đổi không nhỏ đối với dịch vụ dạy và học thêm sau giờ học nhưng hiệu quả của biện pháp siết chặt này đến đâu?
Đang phát
Live