Những biến động đã và đang xảy ra trên toàn cầu trong dịch bệnh đã mở ra những góc nhìn mới về giáo dục - đó chính là khả năng thích ứng, linh hoạt thay đổi và thích nghi với mọi hoàn cảnh và biến chuyển của xã hội. Năm 2020 là một năm rất đặc biệt với ngành giáo dục và đào tạo khi phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn: khi năm đầu tien thực hiện chương trình sách giáo khoa mới trong điều kiện dịch bệnh, bão chồng bão, lũ trồng lũ... đặc biệt, đại dịch COVID-19 gây khó khăn và thiệt hại đến mọi phương diện của lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thế nhưng, những đại dịch cũng là một cơ hội để đổi mới ngành trong tình hình mới. Nhìn lại năm 2020 ngành giáo dục đã thực hiện thành công các nhiệm vụ đề ra trong nhiệm kỳ 5 năm 2015-2020 cũng như năm bản lề để tiếp tục bước vào chặng đường đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo sắp tới. Chương trình Đối thoại với chủ đề “Ngành giáo dục và đào tạo một năm nhìn lại: Đổi mới và thích ứng” với hai vị khách mời: Thứ trưởng Bộ GD&ĐT – PGS TS Hoàng Minh Sơn và TS Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội sẽ trao đổi cụ thể hơn về vấn đề này.
- Tuyển giáo viên theo Luật mới: Địa phương khó tuyển dụng, sinh viên cao đẳng thiệt thòi.- Đại dịch Covid-19 kích thích nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ ở Hàn Quốc.- Bảo tàng hạnh phúc ở Đan Mạch: bảo tàng nhỏ bé chứa đựng những điều lớn lao trong cuộc sống.- Bảo tồn Chợ nổi Cái Răng theo hướng hài hòa “tự nhiên – tự tạo”.- Trò chuyện với tác giả bài thơ “Tổ Quốc trong trái tim con” và Nhạc sỹ Trần Ngọc để nghe những chia sẻ về bài hát và nghề sáng tác thơ ca.
Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương mới đây Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm 2021, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện mục tiêu kép: hoàn thành kế hoạch năm học; Đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh, sinh viên và giáo viên. Tuy nhiên, có một vấn đề vướng mắc là Luật Giáo dục 2019 quy định chuẩn trình độ của nhà giáo mầm non có trình độ cao đẳng, tiểu học và trung học cơ sở phải có trình độ đại học trở lên. Việc yêu cầu về chuẩn trình độ giáo viên tiểu học phải là cử nhân, tốt nghiệp ĐH sư phạm là quy định đã được luật hóa bởi luật Giáo dục 2019. Do vậy, Bộ hay các địa phương cũng không thể cho phép tuyển dụng giáo viên chưa đạt chuẩn vì như vậy là làm trái luật. BTV Đài TNVN và PGS TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng khoa Sư phạm, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cùng bàn luận về nội dung này.
Ngày 24/12, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo xây dựng “Khung đề án chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp”, thảo luận các nội dung cơ bản, hướng tới chuyển đổi số toàn ngành. Khung đề án hướng tới mục tiêu có khoảng 100 cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyển đối số hoàn toàn, 70% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai nền tảng giáo dục nghề nghiệp trực tuyến vào năm 2025. Tại Hội thảo, các đại biểu cũng khẳng định, chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp là việc không dễ nhưng là xu hướng chung-bắt buộc, cần được nghiên cứu càng sớm càng tốt. Xác định một số lĩnh vực ưu tiên hành động và chủ trương Thành lập Ban chỉ đạo triển khai chương trình chuyển đổi số từ cấp cơ quan quản lý – Cấp Bộ Lao động Thương binh và xã hội - là đúng đắn, cần thiết, trong tiến trình này.
Sở GD&ĐT TPHCM vừa có dự thảo về một số chính sách khen thưởng cho giáo viên, học sinh, học viên đạt giải trong các kỳ thi cấp thành phố, cấp quốc gia, khu vực, quốc tế. Cùng với đó, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cũng quyết định công nhận học sinh lớp 12 đạt điểm tiếng Anh IELTS từ 6,5 trở lên là học sinh giỏi cấp tỉnh mà không cần tham dự kỳ thi học sinh giỏi. Nhìn từ đề xuất của TP Hồ Chí Minh cũng như cơ chế đặc cách của Hà Tĩnh, câu chuyện đặt ra là làm sao để việc bồi dưỡng, đặc cách nhân tài một cách phù hợp, tránh gây bất công. Đây cũng là nội dung chúng tôi bàn luận trong Dòng chảy sự kiện hôm nay, với sự tham gia của PGS TS Chu Cẩm Thơ, Phó Trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Giáo sư Tiến sỹ Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - Người đưa kỹ thuật nội soi Việt Nam sánh ngang tầm thế giới.- Lễ cưới tập thể - Nơi hiện thực hoá giấc mơ của nhiều cặp đôi.- 2 nhà khoa học, chuyên gia về Trí tuệ nhân tạo Phạm Thành Nam và Phạm Minh Toàn - đồng sáng chế Rô bốt trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên tại nước ta được ứng dụng trong giáo dục.
- Kích cầu ngành du lịch đang bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh Covid-19: Tặng du khách 1 triệu đồng/ tour, liệu có vực dậy thị trường du lịch?- Hành trình làm thay đổi nhận thức về học nghề của giáo viên giáo dục nghề nghiệp.- Câu chuyện hồi sinh kỳ diệu của người đàn ông nhiễm HIV/AIDS.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Công nghệ Giáo dục EDU 4.0 (chương trình chuyển đổi số quy mô lớn nhất đầu tiên của ngành giáo dục, kết hợp triển lãm học đường) vừa được tổ chức tại Hà Nội, Công ty Công nghệ Giáo dục Open Classroom chính thức ra mắt robot Trí Nhân – người máy ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI Việt Nam đầu tiên, với nhiều ứng dụng đột phá dành cho lĩnh vực giáo dục ở cả phạm vi giảng dạy và học tập.
Gần 87 nghìn nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đã-đang trao truyền cảm hứng học nghề-lập nghiệp-tỏa sáng tương lai cho hàng triệu học viên cả nước. 20/11 hàng năm là dịp tri ân những người thầy-người cô trên mọi giảng đường; cũng là thời điểm nhắc nhớ đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp phát huy hơn nữa vai trò truyền lửa đam mê cho các thế hệ học viên - trên bước đường nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Dòng chảy sự kiện hôm nay, xin mời quý vị, hãy cùng chúng tôi gặp gỡ-trò chuyện với những nhân tố nổi bật của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp – một cấu phần quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nhiều bạn trẻ có học lực khá, giỏi đã quyết định chọn học nghề ngay từ đầu, thay vì nhiều năm theo đuổi ước mơ vào đại học - Thực tế khẳng định tư duy chọn trường, chọn nghề đã-đang thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Câu chuyện ở trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế, tỉnh Bắc Giang góp phần lý giải thực tiễn này. Với rất nhiều học viên theo học chương trình 9+ ; 90% học sinh ra trường có việc làm, thu nhập từ 6 đến 9 triệu đồng một tháng, đây là điểm sáng thu hút học viên, hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn.
Đang phát
Live