- Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu bộ Công thương và Tài chính phải báo cáo Thủ tướng việc triển khai xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong hạn ngạch tháng 4 này.- Áp dụng bộ chỉ số đánh giá rủi ro lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 tại doanh nghiệp – kinh nghiệm hay của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh.- Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội công bố kế hoạch thời gian năm học đối với các cấp học trên địa bàn.- Pháp – Trung Quốc căng thẳng ngoại giao vì Covid-19.- Liên minh Châu Âu và Anh chuẩn bị vòng đàm thương mại mới.- Bình luận: Ai bảo vệ người tiêu dùng trong cơn “bão” giá thịt lợn.
Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết: Từ việc rà soát 39 doanh nghiệp đăng ký thành công các tờ khai xuất khẩu gạo, số lượng hạn ngạch đạt 400.000 tấn theo Quyết định của Bộ Công Thương từ 0 giờ ngày 12/4, Tổng cục Hải quan nhận thấy có dấu hiệu khá bất thường. Trong danh sách đăng ký tờ khai xuất khẩu gạo xuất hiện những doanh nghiệp đã trúng thầu dự trữ quốc gia mặt hàng gạo (theo đấu thầu của Tổng cục Dự trữ Nhà nước) nhưng theo báo cáo của Tổng cục Dự trữ Nhà nước thì những doanh nghiệp này lại không đến ký hợp đồng hoặc từ chối ký hợp đồng cung cấp gạo dự trữ quốc gia. Khi hệ thống hải quan cho đăng ký tờ khai xuất khẩu, các doanh nghiệp này lại đăng ký tờ khai xuất khẩu lên tới hàng nghìn tấn gạo. Hiện tượng này ảnh hưởng đến việc cung ứng và an ninh lương thực quốc gia trong bối cảnh xâm nhập mặn cũng như hạn hán thời gian qua. Theo thông tin từ Tổng cục Dự trữ Nhà nước, cơ quan này sẽ đấu thầu lại số gạo hơn 182 nghìn tấn bị thiếu hụt do các nhà thầu bỏ không ký hợp đồng bán gạo. PV Trung Hiếu đã phỏng vấn ông Đỗ Việt Đức, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước về cách xử lý vụ việc một số doanh nghiệp đã trúng thầu, nhưng từ chối bán gạo dự trữ cho nhà nước và kế hoạch thu mua gạo dự trữ để đảm bảo an ninh lương thực.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19, quyết định tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 như thế nào.- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì cuộc họp của Đảng đoàn Quốc hội về “Đề án bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.- Lao động tự do phấp phỏng chờ gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng của Chính phủ được triển khai sớm, đúng người, đúng địa chỉ.- Nhiều doanh nghiệp đã trúng thầu lại từ chối bán gạo dự trữ cho nhà nước, trong khi lại có tên trong danh sách đăng ký tờ khai xuất khẩu gạo số lượng hạn ngạch đạt 400.000 tấn theo Quyết định của Bộ Công Thương. Tổng cục Dự trữ Nhà nước xử lý vụ việc này như thế nào và kế hoạch thu mua gạo dự trữ ra sao để đảm bảo an ninh lương thực? Nội dung này sẽ có trong cuộc phỏng vấn của phóng viên Đài TNVN với ông Đỗ Việt Đức, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Bộ Tài chính.- Dư luận thế giới phản ứng trước quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump dừng đóng góp quỹ cho Tổ chức Y tế Thế giới.- Hàn Quốc chính thức bắt đầu tổng tuyển cử trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng, với mối lo số lượng cử tri giảm và khả năng ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.
Nói đến ATM hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc rút tiền. Thế nhưng ATM mà lại rút được gạo, những hạt gạo chia sẻ yêu thương dành cho những người có hoàn cảnh khăn trong mùa dịch, đây là điều vô cùng đặc biệt. Những ngày qua, điều đặc biệt đó đang được các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp triển khai khắp từ Nam ra Bắc, ở nhiều địa phương khác nhau. Ông cha ta có câu “Một miếng khi đó bằng một gói khi no”. Những dòng gạo chảy ra từ những cây ATM gạo không chỉ làm vơi đi khó khăn và gian nan, mà còn giúp lan tỏa thông điệp “Chia sẻ yêu thương – để không ai bị bỏ lại phía sau”. Sau khi những cây ATM gạo đầu tiên đi vào hoạt động tại TPHCM thì ở nhiều địa phương khác cũng triển khai mô hình này, trong đó có thành phố Hà Nội với 2 cây ATM gạo được lắp đặt rất nhanh chóng tại 2 nhà văn hóa Nghĩa Tân và Bắc Từ Liêm. Và người làm nên những cây ATM gạo nghĩa tình tại Hà Nội là ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Thái Hà Book và những cộng sự của mình.
- Giám sát chặt các khu công nghiệp, khu chế xuất trong phòng chống dịch.- Góp ý văn kiện Đại hội 13 - Dân chủ nhưng không để phần tử cơ hội chính trị có đất phát triển.- Hệ thống bán lẻ các mặt hàng nhu yếu phẩm tăng điểm mở bán, tăng giờ mở cửa phục vụ người dân.- “ATM gạo” – lan tỏa những cách làm “từ thiện” sáng tạo trong dịch bệnh.- Cùng nghe ca khúc mới tri ân "Những chiến binh thầm lặng".
- Tổng thư ký ASEAN đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Việt Nam trong ứng phó Covid-19.- Đến nay, tổng số tiền, hiện vật ủng hộ và đăng ký ủng hộ phòng chống đại dịch Covid-19 là gần 1 nghìn 600 tỷ đồng.- “ATM gạo” đầu tiên tại Hà Nội tiếp tục cấp phát gạo miễn phí cho người nghèo vào ngày mai.- Lạng Sơn công điện khẩn báo cáo, đề xuất với Thủ tướng tạm thời dừng tiếp nhận hàng hóa lên cửa khẩu Tân Thanh trong 15 ngày kể từ ngày mai. Trong khi đó 2 của khẩu tại Cao Bằng có tình trạng ùn ứ hàng hóa.- Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết sẽ giữ “mối quan hệ tốt đẹp” với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong bối cảnh Tổng thống Mỹ quyết cắt giảm kinh phí hỗ trợ tổ chức này.- Nga khẳng định ủng hộ những nỗ lực của WHO trong cuộc chiến chống lại Covid-19.
- “ATM gạo” – lan tỏa những cách làm “từ thiện” sáng tạo trong dịch bệnh.- Cậu bé 7 tuổi ở Mỹ dành hết tiền tiết kiệm giúp đỡ người già trong dịch Covid-19.- Bedzed - Ngôi làng xanh đầu tiên của Anh.- Giới thiệu về cuốn sách “Kitchen” của tác giả người Nhật Banana Yoshimoto.- Gắn kết và lan tỏa yêu thương từ gian bếp.
- Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 về ứng phó dịch bệnh Covid-19 khai mạc sáng nay, thông qua hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.- Ổ dịch tại thôn Hạ Lôi diễn biến phức tạp khi liên tiếp có ca mắc mới. Trong diễn biến tích cực, hôm nay sẽ có thêm 9 bệnh nhân nhiễm Covid-19 được công bố khỏi bệnh, nâng số ca được điều trị khỏi bệnh lên 155 ca.- Trước những bất cập trong việc mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo theo hạn ngạch 400.000 tấn trong tháng 4 này, nhiều doanh nghiệp gửi công văn, đơn kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết.- Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác đồng ý cắt giảm sản lượng ở mức cao kỷ lục, tương đương khoảng 10% nguồn cung toàn cầu.- Nhiều chuyên gia y tế lo ngại về một đợt lây nhiễm thứ 2 tại châu Á khi ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy nguy cơ này.
Từ ngày 11/4, Chính phủ cho phép tái xuất khẩu gạo trong tháng 4 với số lượng 400.000 tấn. Các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo và nhà nông dân của cả vùng ĐBSCL rất phấn khởi. Tuy nhiên đến hôm nay (13/4), các doanh nghiệp trong vùng, cụ thể như ở tỉnh Tiền Giang như đang “ngồi trên đống lửa” vì chưa thông quan, xuất khẩu được gạo. Phản ánh của phóng viên Nhật Trường:
- Người dân sử dụng điện theo bậc thang giá điện sinh hoạt từ bậc 1 đến bậc 4 sẽ được giảm 10% trong kỳ hóa đơn từ tháng 5 đến tháng 7 tới.- Hôm nay bắt đầu diễn ra Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, đồng bào Khmer sẽ đón Tết tại nhà để chung tay cùng cả nước đẩy lùi dịch COVID-19.- Doanh nghiệp xuất khẩu gạo gặp khó vì không đăng ký được tờ khai hải quan điện tử.- Số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tăng mạnh tại Mỹ.- Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC cùng các nước đối tác đã đạt thỏa thuận cắt giảm 9,7 triệu thùng dầu một ngày.- Trước thềm Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN và Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN + 3 về ứng phó dịch bệnh COVID-19, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh có bài viết nhan đề: Hợp tác ASEAN đẩy lùi COVID-19: Đoàn kết là sức mạnh!”.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)