
Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI là công cụ người dân tham gia giám sát hiệu quả của chính quyền trong việc thực thi chính sách đến cấp cơ sở. Sau khảo sát thí điểm vào năm 2009 và thực hiện trên quy mô lớn hơn vào năm 2010, khảo sát PAPI đã tiến hành trên phạm vi toàn quốc từ năm 2011. Trong suốt 12 năm qua, trên 146.200 lượt người dân được chọn ngẫu nhiên trên phạm vi toàn quốc đã tham gia đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công từ trải nghiệm tương tác trực tiếp với chính quyền các cấp thông qua nghiên cứu PAPI. Theo Báo cáo PAPI năm 2020 vừa được Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố, điểm nổi bật là hiệu quả quản trị và hành chính công trong nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ liên tục được cải thiện. Đặc biệt, chỉ số Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công được cải thiện mạnh mẽ nhất.
Chi trả dịch vụ môi trường rừng là cơ chế tài chính trong đó các bên được hưởng lợi dịch vụ rừng có trách nhiệm chi trả cho các bên cung cấp dịch vụ môi trường rừng. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa công tác bảo vệ rừng, để phát triển rừng bền vững, cải thiện đời sống người dân thì cần có những thay đổi liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Y tế là lĩnh vực hàng đầu trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số được đề cập trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Với nhiều nền tảng, các ứng dụng được xây dựng và vận hành trong thời gian qua, ngành y tế hiện đang là 1 trong những đơn vị đi đầu về chuyển đổi số. Nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2, chương trình Kết nối Công nghệ giới thiệu về những giải pháp chuyển đổi số trong ngành y tế, nhằm phụ vụ nhu cầu của người sử dụng:
Sau 10 ngày triển khai dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 theo yêu cầu, trên địa bàn Quảng Ninh đã có hơn 28.000 lượt người xét nghiệm dịch vụ, không phát hiện mẫu dương tính. Tin của PV Đài TNVN khu vực Đông Bắc.
-Kinh nghiệm chuyển đổi số lấy người dân làm trung tâm -Ứng dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ hành chính công - Hướng tới xây dựng Chính phủ số
Năm 2020, EVNICT được vinh danh “TOP 10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam cung cấp dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số” đối với 3 sản phẩm: Hệ thống cung cấp dịch vụ điện theo hình thức điện tử, tích hợp cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống Hóa đơn điện tử, Hệ thống cổng thông tin điện tử EVNPORTAL và các ứng dụng tiện ích văn phòng; Giải “TOP 10 Doanh nghiệp cung cấp nền tảng chuyển đổi số” đối với sản phẩm Hệ thống Quản lý cấp phát, xác thực chữ kí số nội bộ - EVNCA. EVNICT cũng đã đạt “Giải thưởng Sao Khuê 2020” do Vinasa tổ chức cho nội dung “Giải pháp phần mềm cung cấp dịch vụ diện theo phương thức giao dịch điện tử EVN. Cũng trong năm 2020, EVNICT là một trong số ít doanh nghiệp được Chính phủ biểu dương vì có thành tích tốt trong xây dựng cổng dịch vụ công Quốc gia... Với nền tảng “hạ tầng số” mạnh, EVNICT hoàn toàn có khả năng trở thành “Công ty công nghệ số” mạnh, nằm trong kế hoạch tổng thể chuyển đổi số của EVN...
Ngày 9/12/2019, Cổng Dịch vụ công Quốc gia chính thức được khai trương. Từ 8 dịch vụ công được cung cấp thời điểm khai trương, đến ngày 30/12/2020 đã có 2.700 dịch vụ công được tích hợp, cung cấp trên tổng số gần 6.700 thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền (đạt tỷ lệ 39%, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao 9%). Nhìn lại 1 năm vận hành Cổng Dịch vụ công Quốc gia là nội dung của chương trình Chính phủ với người dân.
- Bảo hiểm xã hội số - Ứng dụng tiện ích cho người dân. - Sắc màu cuộc sống: Nguồn vốn chính sách - "Người bạn" đồng hành với hộ nghèo, cận nghèo.
Thời điểm giáp Tết dương lịch và Tết nguyên đán nhu cầu làm đẹp, nhất là của phụ nữ, đang tăng lên 1 cách nhanh chóng. Làm cho bản thân trở nên đẹp hơn, lộng lẫy hơn trong những sự kiện trọng đại hoặc trong những ngày Tết là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Vậy làm thế nào để lựa chọn được những dịch vụ phù hợp và nhận diện được những cơ sở làm đẹp an toàn, chất lượng tốt? Bác sĩ Hoàng Tuấn chuyên ngành thẩm mỹ, Viện Bỏng quốc gia sẽ tư vấn giúp quý vị thính giả lựa chọn dịch vụ làm đẹp an toàn.
Tại Hội nghị “Xây dựng Chính phủ điện tử và chuyển đổi số của doanh nghiệp” diễn ra ngày 18/11/2020 vừa qua, ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẳng định “chuyển đổi số là yêu cầu bắt buộc tại 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước và phải thực hiện theo đúng chủ trương, chỉ đạo tại Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây vừa là nhiệm vụ, nhưng cũng là giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực điện năng, việc nâng cao chất lượng điện năng và cung cấp những dịch vụ tiện ích tới khách hàng sử dụng điện cũng là yêu cầu, đòi hỏi bức thiết từ thị trường. Vậy, ngành điện - mà cụ thể là EVN đã làm gì để thực hiện các yêu cầu này? Những dịch vụ tiện ích nào được EVN ứng dụng giúp cung cấp điện nhanh hơn, tiếp nhận thông tin người dân phản ánh nhanh hơn và việc thanh toán tiền điện dễ dàng, thuận tiện hơn mà khách hàng chưa biết? Ông Nguyễn Quốc Dũng Trưởng ban kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông tin tới khách hàng sử dụng điện về các nội dung này.
Đang phát
Live